| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Thứ Năm 31/08/2017 , 14:27 (GMT+7)

Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp (TCCNN) TP Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 vừa được UBND TP Cần Thơ phê duyệt.

Tổng kinh phí triển khai thực hiện đề án hơn 387 tỷ đồng. Thời gian triển khai thực hiện từ năm 2017 đến 2020.

09-04-37_pht_trien_chn_nuoi_trong_tccnn_tp_cn_tho_-_nh_mq
Phát triển chăn nuôi trong TCCNN TP Cần Thơ (Ảnh: MQ)

Đề án TCCNN hướng đến nâng cao trình độ phát triển của TP Cần Thơ với vai trò trung tâm của vùng ĐBSCL. Phát huy đầy đủ tiềm năng và lợi thế của thành phố hướng đến mục tiêu phát triển nền kinh tế tri thức, gia tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật trong nền kinh tế xanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, nâng cao thu nhập nông hộ. Ứng phó với ảnh hưởng bất lợi của biến đổi khí hậu (BĐKH), hạn hán và xâm nhập mặn và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn.

Mục tiêu đề án hướng tới nâng cao giá trị gia tăng và phát triển SX nông nghiệp theo hướng chất lượng cao và bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa. Xây dựng ngành SX hàng hóa chủ lực, vùng SX tập trung ứng dụng công nghệ cao, thực hiện liên kết chuỗi giá trị từ SX đến thị trường tiêu thụ. Xây dựng nguồn giống cây trồng và vật nuôi chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp của thành phố và cung ứng các tỉnh vùng ĐBSCL. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực tại địa phương gắn với xây dựng NTM.

Đề án TCCNN đề ra mục tiêu đạt tốc độ tăng giá trị SX nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 đạt bình quân từ 3,5%/năm trở lên. Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản năm 2020: Nông nghiệp 67,1% - lâm nghiệp 0,2% - thủy sản 32,7%; cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp: Trồng trọt 74,5% - chăn nuôi 17,3% - dịch vụ nông nghiệp trên 8,2%.

Giá trị sản lượng đạt trên 115 triệu đồng/ha đất nông nghiệp. Cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp năm 2020 đạt từ 30 - 35%. Tỷ lệ tăng vốn đầu tư trong nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 đạt trung bình 17%/năm. Thành phố phấn đấu 36 xã (100%) đạt 20 tiêu chí xã NTM và thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng gấp 2 lần năm 2015.

Đến giai đoạn 2021 - 2030 tốc độ tăng trưởng giá trị SX toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân trên 2,5%/năm. Về lâu dài, với vị trí trung tâm và là trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL, Cần Thơ có một vai trò quan trọng trong việc TCCNN của vùng. Theo đuổi chiến lược chuyên môn hóa kinh doanh nông nghiệp (Agro-Business Specialisation Strategy).

Cần Thơ sẽ ưu tiên tập trung đầu tư với hai trọng tâm là phát triển ngành công nghiệp chế biến và xây dựng ngành nông nghiệp công nghệ cao để khai thác tiềm năng và thế mạnh của cả vùng ĐBSCL, hướng tới trở thành trung tâm chế biến và phân phối nông sản chất lượng cao cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất