| Hotline: 0983.970.780

Cần Thơ: Sản xuất lúa giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Thứ Năm 29/10/2020 , 10:38 (GMT+7)

Dự án VnSAT Cần Thơ được thực hiện tại huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Thốt Nốt gồm 21 xã với tổng diện tích tổng diện tích thực hiện 38.863 ha.

Sản xuất lúa gạo bền vững tại HTX Hiếu Bình, huyện Vĩnh Thạnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sản xuất lúa gạo bền vững tại HTX Hiếu Bình, huyện Vĩnh Thạnh. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 28/10, tại HTX Hiếu Bình, xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ), Sở NN-PTNT TP Cần Thơ kết hợp Ban quản lý VnSAT Cần Thơ tổ chức hội thảo trình diễn sản xuất lúa gạo bền vững.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, GĐ Sở NN-PTNT TP Cần Thơ cho biết: TP Cần Thơ là một trong 4 tỉnh thành phố có quy mô sản xuất lúa đứng đầu khu vực ĐBSCL với diện tích đất nông nghiệp 114.621 ha, chiếm khoảng 80% diện tích, hàng năm diện tích trồng lúa của toàn thành phố trên 220.000 ha, sản lượng trên 1,3 triệu tấn. Nông nghiệp đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Riêng năm 2019, diện tích sản xuất lúa 225.143 ha, sản lượng đạt 1.365.923 tấn. Trong đó, trên 80% lúa chất lượng cao, đặc biệt là các giống lúa thơm đặc sản như Jasmine 85, VD20.

Lúa được xác định là cây trồng lợi thế của địa phương. Tuy diện tích đất canh tác lúa thu hẹp dần do quá trình đô thị hóa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng hiệu quả sử dụng đất canh tác lúa được nâng cao, nhờ tích cực triển khai chương trình IPM, “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”, SRP...

VnSAT Cần Thơ hỗ trợ tập huấn '3 giảm 3 tăng' và ' 1 phải 5 giảm' cho nông dân trồng lúa nhằm gia tăng 30% lợi nhuận. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

VnSAT Cần Thơ hỗ trợ tập huấn “3 giảm 3 tăng” và “ 1 phải 5 giảm” cho nông dân trồng lúa nhằm gia tăng 30% lợi nhuận. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Dự án VnSAT đã giúp Cần Thơ có thêm nguồn lực thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp trong thời gian qua. Cụ thể xây dựng được 31 HTX, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trên 80%. 12 HTX được hỗ trợ 13 trạm bơm điện, phục vụ tưới tiêu cho 4.380 ha, nhà kho chứa lúa. 5 kho với tổng sức chứa 5.200 tấn/vụ, 5 nhà bao che lò sấy cho 8 lò sấy với công suất 40 tấn/mẻ. Tổng cộng 7.062m điện trung thế và 17 trạm biến áp phục vụ điện cho trạm bơm tưới tiêu, sấy lúa và dân sinh.

Bên cạnh đó, dưới sự tài trợ của Dự án CoriGAP, IRRI, GIZ và VnSAT Cần Thơ phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) thực hiện trình diễn sản xuất lúa gạo bền vững tại huyện Cờ Đỏ và huyện Vĩnh Thạnh nhằm kiểm chứng các tiêu chuẩn và chỉ tiêu của SRP, xác định các hạn chế và giải pháp khắc phục cho nông dân. Hỗ trợ tăng đầu ra cho lúa gạo áp dụng quy trình “1 phải 5 giảm” và SRP thông qua xây dựng nhãn hiệu.

Ban Quản lý dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững (VnSAT) hỗ trợ lò sấy lúa cho HTX Hiếu Bình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ban Quản lý dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững (VnSAT) hỗ trợ lò sấy lúa cho HTX Hiếu Bình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP. Cần Thơ cho biết: VnSAT Cần Thơ được thực hiện tại 4 địa phương trọng điểm trồng lúa là huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Thốt Nốt gồm 21 xã với tổng diện tích tổng diện tích thực hiện 38.863 ha và 32.231 hộ nông dân tham gia.

Trong đó huyện Vĩnh Thạnh thực hiện tại xã Thạnh An, diện tích 10.000 ha với 9.820 hộ tham gia nhằm gia tăng 30% lợi nhuận cho nông dân sản xuất lúa thông qua áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”. Bên cạnh đó còn giúp giảm tác động tiêu cực tới môi trường thông qua việc giảm lượng nước, giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Lễ bàn giao cơ sở vật chất cho HTX Nông nghiệp Hiếu Bình do Ban Quản lý dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tài trợ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lễ bàn giao cơ sở vật chất cho HTX Nông nghiệp Hiếu Bình do Ban Quản lý dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững tài trợ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại Cần Thơ, đa số nông dân trồng lúa trong vùng dự án VnSAT đều áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” “1 phải 5 giảm” thông qua 291 lớp tập huấn với 13.362 lượt nông dân tham dự.

Từ năm 2016 đến nay dự án Vnsat Cần Thơ còn tổ chức thực hiện 64 điểm trình diễn diện hẹp và diện rộng cho nông dân tham quan học tập và thực hành.

Ông Nguyễn Cao Khải, GĐ HTX Hiếu Bình, huyện Vĩnh Thạnh cho biết: Vụ hè thu và thu đông 2020 vừa qua có trên 500 nông dân, bình quân mỗi hộ từ 2-5ha được dự án VnSAT triển khai tập huấn kỹ thuật canh tác “3 giảm 3 tăng” và "1 phải, 5 giảm" giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận 30% so với canh tác lúa truyền thống. 

Theo ông Khải, trước đây canh tác lúa thường sử dụng lượng giống rất cao, từ 250-300 kg/ha, từ khi xã viên được VnSAT Cần Thơ mở các lớp tập huấn kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, "1 phải 5 giảm" giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 100-120 kg/ha, áp dụng máy cấy chỉ còn 50-60kg/ha. Kỹ thuật mới còn giúp nông dân giảm lượng phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chỉ còn 4 lần/vụ thay vì trước đây phải phun xịt 7-8 lầ.

Tại hội thảo lần này, Ban Quản lý dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững (VnSAT) còn thực hiện lễ bàn giao cơ sở vật chất cho HTX Hiếu Bình như nhà kho chứa lúa gạo, lò sấy lúa và trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu…với tổng kinh phí gần 10 tỷ đồng.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm