| Hotline: 0983.970.780

Cảnh báo sự xâm hại của cá vây buồm Amazon

Thứ Tư 30/12/2020 , 11:12 (GMT+7)

Cá vây buồm Amazon xâm lấn được ví là “cá da trơn bọc thép” đang sinh sôi mạnh ở công viên Bihu của Đài Loan và đe dọa hệ sinh thái bản địa.

Cá vây buồm Amazon xâm lấn được thu gom ở hồ trong Công viên Bihu của Đài Bắc. Ảnh: CNA

Cá vây buồm Amazon xâm lấn được thu gom ở hồ trong Công viên Bihu của Đài Bắc. Ảnh: CNA

Theo các chuyên gia sinh thái Đài Loan, cá vây buồm Amazon da trơn đã được phát hiện ở nhiều sông hồ thuộc Đài Bắc. Loài cá này thường ăn tạp, bao gồm các loại rong, tảo bám trên bề mặt thực vật hoặc nền đáy, thậm chí chúng còn tiêu thụ cả trứng của nhiều loài cá khác.

Nhà khoa học môi trường Chang Chia-hung mô tả, cá da trơn vây buồm Amazon có cái miệng giống như một vòi hút chân không để thu dọn tảo, rêu và trứng cá từ đáy hồ. Một con cá xâm lấn có nguồn gốc Nam Mỹ này trung bình có thể “dọn dẹp” tới 3.000 quả trứng mỗi ngày và làm gián đoạn nghiêm trọng sự sinh sản của cá bản địa cũng như tàn phá hệ sinh thái trong các ao hồ.

Cuối tuần vừa qua, Ủy viên Hội đồng thành phố Đài Bắc Lee Chien-chang và Hiệp hội Bảo tồn Cá bản địa Đài Loan đã chứng kiến một mẻ giăng lưới bẫy bắt cá da trơn vây buồm Amazon để bảo vệ hệ sinh thái địa phương. Kết quả nhóm tình nguyện viên đã bắt được hơn 80 con cá xâm lấn nguy hại này.

Ông Lee cho biết, nếu không có biện pháp xử lý triệt để nhằm đánh bắt hết các giống loài xâm lấn thì khó có thể ngăn chặn nổi thiệt hại, nhất là khi loài cá da trơn vây buồm Amazon đến chu kỳ sinh sản- lúc chúng đạt một năm tuổi.

Khảo sát tại nhiều khu vực lân cận như Donghu, nơi từng bị ngập lụt vài năm trước, hiện loài cá vây buồm Amazon đã phát triển rất mạnh và xâm lấn sang các lưu vực sông Keelung và sông Tamsui.

Cá da trơn vây buồm Amazon xâm lấn được thu gom ở hồ trong Công viên Bihu của Đài Bắc. Ảnh: CNA

Cá da trơn vây buồm Amazon xâm lấn được thu gom ở hồ trong Công viên Bihu của Đài Bắc. Ảnh: CNA

Theo ông Chang, cá da trơn vây buồm Amazon hiện nay có thể được tìm thấy ở tất cả các con sông ở Đài Loan, đặc biệt là tại miền trung và miền nam. Mùa sinh sản của loài này thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, trùng với thời điểm sinh sản của nhiều loài cá khác ở Đài Loan. “Khả năng đẻ hàng nghìn quả trứng của mỗi con cá xâm lấn này càng làm tăng thêm các mối đe dọa mà chúng gây ra”, ông Chang cảnh báo.

Cá da trơn vây buồm Amazon (Amazon sailfin catfish) có tên khoa học Pterygoplichthys multiradiatus là một trong một số loài cá nhiệt đới, có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ, phần lớn tập trung ở lưu vực sông Amazon. Nó cũng được mệnh danh là cá da trơn bọc thép vì sức chịu đựng tốt với các điều kiện thời tiết và đặc biệt là bộ vây cứng giống như cánh buồm của nó.

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.