| Hotline: 0983.970.780

Cầu treo nguy hiểm ở Khánh Vĩnh

Thứ Năm 21/10/2010 , 11:12 (GMT+7)

Đến cầu treo bắc qua song Chò, xã Khánh Bình, chúng tôi thấy hầu như những thanh gỗ làm mặt cầu treo đều đã hỏng, mục nát...

Theo tìm hiểu của chúng tôi, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hoà) với đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số thường đi lại bằng những chiếc cầu treo khi lũ về. Điều đáng nói là hầu như toàn bộ những cầu treo trên bàn huyện đều xuống cấp và hư hỏng nặng nề, gây nên những khó khăn và nguy hiểm khi đi qua, nhất là các em học sinh.

Đến cầu treo bắc qua song Chò, xã Khánh Bình, chúng tôi thấy hầu như những thanh gỗ làm mặt cầu treo đều đã hỏng, mục nát để lộ ra những khoảng trống, có chỗ rộng tới 2 mét. Khi lũ về, người dân muốn qua cầu để đến trung tâm xã thì phải bám dây, men theo thanh sắt còn lại hai bên thành cầu, vô cùng nguy hiểm.

Những học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Thái Bình của xã Khánh Bình đi học mùa lũ đều phải có thầy giáo đứng hai bên bờ trông nom hoặc nếu lũ kèm theo mưa gió to quá thì thấy cũng đành cho trò nghỉ học chứ không dám đi qua cầu treo. Đề nghị chính quyền địa phương quan tâm, giải quyết vấn đề nêu trên.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm