Phát hiện của các nhà khoa học vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành Autophagy. Nghĩa là tế bào thực vật sẽ “tự ăn” chính nó khi bị thiếu dưỡng chất hoặc cơ thể không có đủ khả năng duy trì sự trao đổi chất thì sẽ “tự hủy” các thành phần bên trong nhằm làm giảm tối đa sự trao đổi chất.
Đối diện tình huống nguy hiểm, tế bào thực vật sẽ tự ăn chính nó để lấy năng lượng |
Theo đó, nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng giảm dần để phù hợp với nguồn dinh dưỡng mà tế bào nhận được. Loại protein đó có tên dehydrin, được sản sinh ra để đối phó với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như quá lạnh hoặc quá nóng.
Giáo sư Wang Tao (Đại học Nông nghiệp Trung Quốc) cho biết, dehydrin đóng vai trò chính trong quá trình tự thực bào. Dưới áp lực hạn hán, chất dehydrin này sẽ kích thích sự tự thực bào nhờ cơ chế dẫn nước qua các màng tế bào, giảm áp lực hút nước cho bộ rễ để cải thiện khả năng chịu hạn.
“Do vậy, trong trường hợp đối diện với khô hạn, do các loài thực vật không thể di chuyển được nhưng chúng lại có thể tự làm giảm những protein không cần thiết thông qua cơ chế tự thực bào để sống sót”, ông Wang nói