| Hotline: 0983.970.780

Cậy giàu lên mặt

Thứ Năm 18/03/2010 , 10:03 (GMT+7)

Vợ chồng cô chú người thân đằng phía mẹ con không tiếc lời chê bai, rẻ rúng chúng con. Họ cậy giàu mà lên mặt...

Vợ chồng cô chú giàu nhưng không coi họ hàng ra gì (Ảnh minh họa)

Con chào cô!

Con là sinh viên chỉ còn một năm nữa ra trường. Vừa rồi con và anh chị đến thăm nhà một người thân đằng phía mẹ con, khi chuyện chưa bắt đầu được gì thì con đã bị người đó nói những lời xúc phạm ghê gớm, rằng "cứ co dúm vào, nhà đã nghèo hèn, đi học qua đây sao không vào mà học để biết, ở nhà mẹ khen cứ tưởng thật, không thật đâu lừa đấy, như anh mày đây đã là gì, ra ngoài không khéo vớ vẩn là chết...".

Con nhớ từng lời nói ấy, con không thể quên, hôm đó con ức lắm, anh con cũng vậy. Là bậc con cháu con không nói gì, chỉ "vâng ạ" cho qua và con chỉ muốn ra khỏi ngôi nhà đó ngay. Người chồng nói vậy mà người vợ cứ lặng im và  cười. (Nhà con họ với đằng chồng cô đấy).

Ở gia đình đó vợ mà nói thì ông chồng nghe ngay, bà vợ là người quyết định. Cả 2 vợ chồng đều "khôn vặt, ăn người”, giàu và hợm của coi thường người khác ra mặt. Đi đôi với tính đó là ki bo, chỉ quan hệ với những người đem lại lợi ích cho họ, còn họ hàng thì nhạt nhẽo. Đó là bệnh của nhà giàu, họ giàu nên luôn sợ người khác lấy mất của, đúng không cô?

Nhà con tuy chẳng giàu nhưng cũng không thiếu ăn, bố mẹ con cũng lo được cho con cái ăn học nên người. Chị con cũng đã từng ở nhà người đấy một thời gian để học việc, phải làm từ sáng đến 10 giờ tối, luôn phải nghe những câu: "Nhà mày có mua được thịt ăn không?”, “Ở nhà mày làm gì có cái này, ở đây là sướng lắm rồi đấy!”. Đến lúc không chịu đựng được nữa, chị con đã bỏ và đi làm chỗ khác, giờ thì đã có công việc ổn định.

Gia đình con luôn ăn ở biết điều nhưng mình nhờ người ta là mình phải lụy đúng không cô? Bây giờ một chị họ con cũng đang học việc ở đó, sống cũng chẳng vui vẻ gì vì lúc nào cũng bị người ta chê bai rẻ rúng. Có thể cô sẽ nghĩ sao dòng họ con lại cứ phải dựa vào gia đình đó, cô ạ, vì nhà đó thiếu người làm nên họ nói ngon nói ngọt nên bố mẹ nào cũng muốn cho con mình sướng, chỉ đến khi sống ở đó thì mới hiểu và thấm thôi. Phần nữa cũng nể vì đây là tình họ hàng.

Giờ con rất ân hận vì chọn ngành này nên có thể con sẽ phải học việc ở đó như chị của con. Nếu gia đình đó bảo con vào vừa học vừa làm thì con có nên đến không cô? Con chỉ muốn học xong đi thực tập nơi khác rồi tự tìm việc và chỗ ở. Nhưng qua mặt gia đình đó để đi thực tập nơi khác cũng đâu được đúng không cô?

Xin phép cô đừng công bố e-mail

Cháu thân mến!

Có những gia đình anh chị em rất khác tính nhau. Bàn tay ngón vắn ngón dài là vậy. Cộng thêm yếu tố “người dưng” khi mọi người đều lập gia đình riêng nữa thì sự khác biệt càng lớn. Cô đã có thể hình dung gia đình của cái đôi ấy. Ông chồng yếm thế hơn nên hôm ấy đã “dằn mặt” các cháu họ nhà mình để đỡ gạt với vợ đó thôi. Có thể vì bên ông ấy nặng hơn, hết chị của cháu ở rồi đến một cô cháu họ khác nữa đang ở nên ông ấy gồng mình mắng đám cháu của mình cho vợ thấy đỡ bức. Một bà vợ cay nghiệt và quyền thế thì đám cháu chồng lao đao cũng không có gì lạ.

Phàm “nương đâu thì nát đó”. Các cháu cũng nên nghĩ lại để hình dung người ta cũng mất tự do, mất công và mất tiền khi ai đó ở cùng. Hồi cô còn nhỏ mà đã lên bưng biền kháng chiến, cô cũng phải làm lụng, chịu đựng trong dân để ăn miếng cơm của họ. Trong gia tộc cô cũng có cảnh đám cháu đi ở nhờ nhà bà con, có mấy cô gái trụ được và lấy bằng sau đó rất ổn định, riêng một cậu ương ngạnh thì bỏ cuộc, giờ mới thấy mình dại, mình không chịu khó. Miếng cơm nhà người thường mặn lắm nhưng nếu mình cần người ta hơn thì phải chịu nhục để đạt được mục đích cao hơn là lấy bằng, học được kinh nghiệm và phần nào cũng đỡ tốn cho cha mẹ mình.

Trường hợp bố mẹ cháu không quá khó khăn về kinh tế, cháu nên ở ngoài, đi làm thêm để học xong đại học. Chị của cháu có giúp cháu được chưa? Chị mình đã nhờ người ta, đã thấy ê chề, mình không nên dây vào để nặng ơn thêm nữa. Đừng sợ bà con rồi bị trách móc khi không đến nhờ, thiếu gì cách để chống chế và thối thoát nếu mình thực lòng không muốn. Cô không nghĩ chỗ họ là nơi duy nhất thực tập tốt, hãy tìm kiếm và tránh trước cũng được.

Bằng không, như đã nói, Câu Tiễn còn phải nếm phân của vua Ngô để sau này phục quốc kia mà. Làm mệt không chết, những người bà con ấy nặng nhẹ cũng không vì thế mà mình mất giá đi, hãy cắn răng chịu đựng để rồi thoát ra, bản lĩnh hơn, nhiều cơ hội cho cuộc sống hơn. Hãy tin bên trong một người bao giờ cũng có trái tim và tình gia tộc, có người khẩu xà mà tâm phật, hãy xét kỹ một con người qua tổng thể chứ đừng chấp từng lời ăn hay tiếng nói mà thiệt cho mình trước.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm