| Hotline: 0983.970.780

Cây trồng cứu cánh của đồng bào dân tộc tỉnh Cao Bằng

Thứ Hai 28/09/2020 , 10:35 (GMT+7)

Nghề trồng dong làm miến góp phần giúp nông dân các huyện: Hòa An, Hòa Quảng, Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng có thu nhập ổn định hơn so với trồng cây màu khác.

Cây dong riềng bản địa được trồng phân tán từ rất lâu đời tại các xã: Thành Công, Phan Thanh, Ca Thành, Vũ Nông, Yên Lạc và thị trấn Tĩnh Túc. Với diện tích khoảng 200 ha, sản lượng củ dong riềng mỗi năm đạt gần 10.000 tấn. Những năm gần đây, nghề làm miến còn lan tỏa sang nhiều huyện như Hòa An, Hà Quảng... giúp nhiều hộ gia đình thoát nghèo từ trồng dong riềng.

Cây dong riềng rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tỉnh Cao Bằng.

Cây dong riềng rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tỉnh Cao Bằng.

Ông Nông Văn Dù chuyên trồng dong riềng, làm miến lâu năm tại xóm Phja Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình chia sẻ: Nhiều năm nay, gia đình đã chuyển đổi hầu hết diện tích đất canh tác cây rau màu hàng năm mà không hiệu quả, để trồng cây dong riềng lấy bột làm miến dong. Mỗi năm sản xuất ra vài tấn miến dong, trừ chi phí cho thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Xã viên HTX Nông sản Tân Việt Á - Cao Bằng đóng gói miến dong.

Xã viên HTX Nông sản Tân Việt Á - Cao Bằng đóng gói miến dong.

Ông Nông Quốc Hùng, Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình cho biết: Miến dong Nguyên Bình là sản phẩm đặc sản nổi tiếng ở Cao Bằng được công nhận nhãn hiệu tập thể năm 2017, với 2 địa chỉ có tiếng nhất là miến Phja Đén, xã Thành Công và miến Mỏ, thị trấn Tĩnh Túc.

Nghề trồng dong làm miến không còn gói gọn trong huyện Nguyên Bình, mà khắp các xóm của xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An đều có thu nhập khá từ nghề này. Ông Hoàng Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huệ thông tin: Xã trồng gần 60 ha dong riềng, sản lượng khoảng 2.000 tấn củ, tập trung nhiều ở các xóm Án Lại, Canh Biện… Cả xã có hơn 200 hộ làm nghề sản xuất miến dong, mỗi hộ thu lãi vài chục triệu đồng/năm, nhiều hộ lãi từ 100 - 200 triệu đồng/năm.

Miến dong Phja Đén, huyện Nguyên Bình vẫn được khách hàng ưa chuộng nhất.

Miến dong Phja Đén, huyện Nguyên Bình vẫn được khách hàng ưa chuộng nhất.

Dong riềng là một trong những cây trồng thế mạnh của tỉnh Cao Bằng, tập trung nhiều ở các huyện: Nguyên Bình, Hòa An, Hà Quảng… với diện tích tập trung khoảng 500 ha và hàng nghìn hộ dân trồng dong riềng nhỏ lẻ nơi nương rẫy, soi bãi.

Ông Bế Xuân Tiến, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Cao Bằng khẳng định: Miến dong Cao Bằng là một trong những sản phẩm đặc sản lâu đời, được sản xuất từ bột cây dong trồng tại tỉnh, nơi có thổ nhưỡng phù hợp, nên chất lượng bột tốt, thơm ngon, cùng với quy trình sản xuất đảm bảo, đặc biệt là không sử dụng chất bảo quản, được rất nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.