Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện có 3 khu vực sản xuất miến dong, gồm: huyện Nguyên Bình (xã Thành Công, Phan Thanh và thị trấn Tĩnh Túc); xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An; phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng.
Sản xuất miến dong tại tỉnh mang đặc trưng của mô hình truyền thống khép kín (trồng dong riềng, chế biến bột, sản xuất miến dong) quy mô hộ gia đình với 410 cơ sở, năng lực chế biến chiếm 88,5% tổng sản lượng củ dong nguyên liệu; mô hình sản xuất "miến thủ công cải tiến" tập trung tại 6 hợp tác xã và 1 doanh nghiệp tư nhân chỉ chế biến được 11, 5% tổng sản lượng củ dong nguyên liệu.
Nhiều đại biểu cho rằng tỉnh chưa quy hoạch vùng sản xuất miến để phát triển bền vững. |
Tại xã Phan Thanh và thị trấn Tĩnh Túc, hầu hết các hộ trồng với quy mô từ 500 m2 - 1,2 ha; diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân 0,2 ha/hộ, diện tích có thể mở rộng trồng dong riềng của hộ đạt 0,35 ha; chi phí sản xuất bình quân 19,1 triệu đồng/tấn miến dong (chiếm 34,8% tổng doanh thu 1 tấn miến dong), lợi nhuận bình quân đạt 35,8 triệu đồng/tấn miến dong; thu nhập bình quân từ sản xuất miến dong đạt gần 140 triệu đồng/hộ/năm.
Sản phẩn miến dong Cao Bằng cơ bản vẫn là sản xuất thủ công, mẫu mã đơn giản. |
Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận về một số vướng mắc trong quá trình sản xuất miến dong tại huyện Nguyên Bình, như: Huyện có nhiều cơ sở, hộ dân tham gia sản xuất miến dong nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún; sản xuất thủ công nên chất lượng sản phẩm không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào thời tiết; mẫu mã bao bì, sản phẩm còn hạn chế về hình thức và số lượng, chủng loại; chưa quy hoạch được vùng sản xuất miến; chưa quan tâm việc xử lý rác thải trong sản xuất miến dong.
Huyện Nguyên Bình đề nghị tỉnh và Ban quản lý Dự án/VIE 036 Cao Bằng hỗ trợ vốn làm đường vào các vùng nguyên liệu sản xuất miến và dây chuyền, nhà phơi miến cho người dân...