| Hotline: 0983.970.780

Chuyện lạ Cao Bằng

Chàng cử nhân Sử tính chuyện làm giàu nhờ những cây, con bị quên lãng

Thứ Sáu 26/06/2020 , 09:01 (GMT+7)

Thất nghiệp ở nhà, Lụ ấp ủ một chuyện khác thường là bảo tồn, kinh doanh, đưa vào tua du lịch trải nghiệm những cây, con tưởng như đã bị quên lãng thời hiện đại.

Ngôi nhà mới dựng của Lụ. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ngôi nhà mới dựng của Lụ. Ảnh: Dương Đình Tường.

Học để không phun thuốc cỏ, diệt chim rừng

Hôm nay Triệu Đình Lụ làm lễ mừng ngôi nhà mới dựng rộng hơn 100m2, sàn gỗ, vách gỗ, mái ngói đỏ au, đẹp nhất bản đến nỗi nhiều người phải giơ điện thoại ra chụp lại.

Ngôi nhà ở giữa miệt rừng là ước mơ cả đời của anh chàng cử nhân sử này bởi muốn mở tua du lịch cộng đồng nghe thổi khèn, xem nhảy lửa, cấp sắc, thưởng thức bột ngô hấp, thịt treo, đậu phụ chua làm từ men lá, uống rượu lấy từ thân cây báng.

Suốt năm lớp 1 bố của Lụ ở xóm Rặc Rạy (xã Lương Thông huyện Thông Nông cũ nay là Hà Quảng mới của tỉnh Cao Bằng) phải cõng cậu trên con đường rừng gập ghềnh đôi chỗ chỉ vừa đủ đặt một bàn chân vượt dốc Lũng Đuổng để đến điểm trường mới thành lập. Ông cõng con đi học với một ước vọng sau này con “cõng” cái chữ về cho dân bản.

Từ năm lớp 2 cậu phải tự đi trên đôi chân bé nhỏ của mình. Đói thì moi củ mài mọc hoang trong hốc đá nướng ăn, khát thì vục nước ở dưới khe uống.

Lụ trở thành một trong những người Dao đầu tiên ở đây đỗ đại học khi vào Khoa Lịch sử của Đại học Khoa học Thái Nguyên. Bao ước mơ, bao hăm hở cống hiến nhưng ra trường mãi mà không xin được việc nên Lụ đành phải trở về.

Nhửa cổ nhìn quanh chỉ thấy núi xanh mây trắng, cúi đầu nhìn xuống thấy những con đường cheo leo chỉ có dấu chân người Dao cùng chân ngựa mới có thể leo nổi. Trong đầu cậu bỗng bật ra ý nghĩ, nơi văn minh chưa tìm đến này đang có cả một kho báu những cây, con bản địa quý có thể làm giàu được.

Chợt nhớ lại chuyện ngày nào còn trọ học ở Thái Nguyên thấy người ta trồng rau, cắt xong hôm nay, mai phun thuốc kích thích, 4 - 5 hôm sau lại thu tiếp.

Chợt nhớ lại chuyện bản mình mà ngay cả nhà mình mấy năm nay vẫn dùng thuốc diệt cỏ cháy, đi phun dù đã bịt kín khẩu trang, khoác áo mưa nhưng về vẫn hoa mắt, chóng mặt.

Sáng phun trưa cỏ đã héo như bị luộc. 1ha dùng 2 can 5 lít hóa chất phun trong 2 ngày là xong trong khi làm cỏ bằng tay phải mất 15 ngày công nhưng đổi lại là hại sức.

Sau 5 năm gia đình dùng thuốc trừ cỏ, Lụ quyết định ngừng và vận động dân bản ngừng theo. Có người ở xóm Lũng Tôm bảo thẳng: “Chúng tao phun mãi cỏ chết mà người có chết đâu?” nhưng Lụ đã có cách.

Một giống ngô bản địa quý. Ảnh: Dương Đình Tường.

Một giống ngô bản địa quý. Ảnh: Dương Đình Tường.

Năm ấy, anh đã bắt đầu buôn những đặc sản của quê nhà như đậu tương, lạc hay ngô bản địa cho những người tiêu dùng ở thành phố và chỉ mua của những gia đình không phun thuốc trừ cỏ. Một em bé bị bệnh bẩm sinh Lụ cũng tìm đến nhà khuyên bảo bố mẹ về tác hại của thuốc trừ cỏ. Từ đó dân bản bảo nhau dần dần không dùng nữa.

Hết thuốc cỏ lại đến thuốc sâu. Năm ngoái dịch sâu keo mùa thu tàn phá ngô của cả bản, xã cấp cho thuốc hóa học độc hại, là cán bộ khuyến nông nhưng Lụ quyết định không lấy.

Cũng nhân đại dịch này hễ thấy ai cầm súng đi bắn chim là Lụ tiến đến, nhẹ nhàng giải thích: Chim bắt sâu, người diệt chim thành ra một vòng luẩn quẩn. Lịch sử Trung Quốc xưa có ông Mao Trạch Đông chỉ vì nghĩ chim sẻ ăn mất thóc nên đã ra lệnh tiêu diệt hết thành ra không con gì bắt sâu, mất mùa, đói kém…

Trước dân bản quen chỉ dùng mỗi phân hóa học vì sự tiện lợi, mỗi vụ chỉ bón có 1 lần. Lụ vận động, chuyển sang phân chuồng, phải bón hai lần lót và thúc, lại gánh nặng, nhiều mùi nên nghe chừng vẫn còn khó khăn.

Dưa chuột mèo leo giàn để làm giống. Ảnh: Dương Đình Tường.

Dưa chuột mèo leo giàn để làm giống. Ảnh: Dương Đình Tường.

Con lợn, con gà còn biết chọn huống hồ con người

Lụ bảo với tôi rằng: Đến con lợn, con gà nhà mình nuôi còn phân biệt được ngô lai với ngô bản địa và chỉ thích ăn ngô bản địa bởi ngọt hơn, bùi hơn, thơm hơn.

Dân bản cũng thế, giờ không còn ai đói nữa rồi nhưng vẫn thích ăn cơm độn ngô. Lễ cơm mới, cây ngô khi đó vừa mới trổ hoa họ cũng ngắt mấy bông về thổi cùng ăn để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Ngày kiêng gió, 20 tháng 1 âm lịch, họ không ra ngoài nhà để tránh cho cây ngô trên nương khỏi đổ.

Quan tâm đến giống cây, con bản địa là quan tâm đến sức khỏe của chính mình vì chất lượng và quy trình sản xuất sạch của chúng. Lụ bảo với tôi như vậy.

Ngô bản địa năng suất thấp chỉ 7 - 8 tấn/ha so với 10 tấn/ha của ngô lai, cây thân yếu, rễ cây nông nhưng bù lại chống sâu bệnh, chất lượng tốt.

Nhà Lụ như một bảo tàng của các giống cây cổ, từ ngô tẻ bắp nhỏ nhưng hạt to như mẹ vàng băm, mẹ vàng ton, mẹ vàng sợi (hạt tím), ngô nếp như mẹ bượt, mẹ bượt biên ăn rất dẻo, ngọt, thơm; Cao lương “ông già gù lưng”.

Đậu tương có tập viềng màu vàng, hạt to, năng suất khá và tập ton hạt nhỏ hơn trong đó lại phân ra tập ton manh màu ánh xanh và tập ton viềng màu vàng; Đậu mèo hạt trồng để chăn lợn, thân lá giữ đất không bị cỏ dại mọc, khi chết tự hoại làm tươi tốt đất. Đậu nho nhe vừa hạn chế cỏ dại vừa dùng làm lương thực ăn.

Giống đậu nho nhe trồng xen với ngô. Ảnh: Dương Đình Tường.

Giống đậu nho nhe trồng xen với ngô. Ảnh: Dương Đình Tường.

Giống dưa chuột khổng lồ có tên “dưa Mèo” vừa có thể leo giàn như mướp vừa có thể trồng xen dưới gốc ngô bằng cách trộn hạt với một nắm phân bò, bỏ quên chừng vài tháng là quả ra lúc lỉu nặng 0,5 - 1kg.

Quất rừng quả thơm nức mà vị không bị quá chua. Dâu da đất vị ăn man mát. Mắc mật tự mọc thành cụm trong rừng, quả ngâm măng ớt, lá ướp thịt quay hay xào đều khó có thể quên được. Bí Dao bò khắp nương như những bầy lợn con, ăn no tròn nằm ngơi nghỉ.

Nhà giữa rừng, điện thoại dù treo trên cột cũng chẳng một vạch tín hiệu nên lắm lúc phải chạy lên dốc, leo lên núi để “hứng” sóng rơi. Thế mà Lụ vẫn tham gia các nhóm mạng trên zalo, facebook để tiếp thị bán hàng.

Khởi nghiệp bằng cách bán đậu, ngô, lạc cho người ăn chay, không có lãi mấy nên từ đầu năm 2020 anh chuyển sang bán giống. Trên trang trại rộng khoảng 2ha, anh gieo trồng đủ thứ rồi tự tay thu hoạch, bảo quản. Thứ thì gác bếp, thứ thì phơi khô rồi trộn với tro để hút ẩm, đem cất vào thúng bịt chặt đầu.

Cận cảnh đậu nho nhe. Ảnh: Dương Đình Tường.

Cận cảnh đậu nho nhe. Ảnh: Dương Đình Tường.

Khách hàng chủ yếu ở hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh, người không mảnh đất cắm dùi vì sống trong chung cư nhưng cũng trồng ít hạt trong thùng xốp, người ở nhà đất sắp xếp tận dụng ít không gian thừa.

Thường mỗi lần họ chỉ mua chừng 1 - 3kg giống và đều được hướng dẫn cách gieo trồng một cách tỉ mỉ. Giá giống ngô tẻ Lụ bán 120.000 đồng/kg, ngô nếp 130.000 đồng/kg, đậu nho nhe 130.000 đồng/kg, đậu tương 140.000 đồng/kg...

Buổi sáng hôm đó sau khi thức giấc, tai tôi rộn lên trong “bản giao hưởng” của những thanh âm. Tiếng mấy con lợn khoang ụt ịt cạy thanh chuồng đòi cám sốt. Tiếng ậm ò xen lẫn leng keng của lục lạc từ lũ bò Mông sừng cong như sừng bò tót. Tiếng đàn gà Dao quác quác táo tác đuổi nhau.

Lụ bên đàn lợn khoang đặc sản. Ảnh: Dương Đình Tường.

Lụ bên đàn lợn khoang đặc sản. Ảnh: Dương Đình Tường.

Lụ bảo, đem gà bản đi bán dọc đường, chưa ra đến chợ đã có người vẫy hết với giá 130.000 đồng/kg trong khi gà lai chỉ 70.000 đồng/kg mà bán còn ế. Lợn khoang bao giờ cũng có giá cao hơn lợn trắng 10.000 - 15.000 đồng/kg, mổ bày ra chợ một lúc là không còn gì.

Bò Mông nếu cùng trọng lượng như bò lai thương lái thường trả cao hơn 2 - 3 triệu mà nuôi lại dễ vì biết ăn cỏ rừng chứ không lệ thuộc vào cám công nghiệp và cỏ voi.

Thế nhưng để làm giàu từ chúng, phải biết cách tổ chức sao cho những sản phẩm này trở thành hàng hóa, nâng tầm giá trị mà trước tiên vỗ béo bò sẽ trở thành một nghề có tương lai nhất ở đây.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Nguồn kinh phí mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương hỗ trợ sẽ sử dụng để nâng cấp các hồ chứa, khắc phục sạt lở và xây dựng các khu tái định cư.