| Hotline: 0983.970.780

Châu Phi đối mặt khủng hoảng nợ

Thứ Ba 06/11/2018 , 10:30 (GMT+7)

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa cảnh báo châu Phi đang tiệm cận một cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng với số lượng các quốc gia ở nhóm “nguy cơ cao” tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua.

Viện Phát triển hải ngoại (Anh) ước lượng con số cụ thể hơn, với 40% khu vực Hạ Sahara (vùng Nam châu Phi), tức vào khoảng 18 quốc gia đã trượt vào mức nguy hiểm.

Vốn đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi thường tập trung vào các dự án hạ tầng

Giữa tuần này, Viện Phát triển hải ngoại tổ chức một hội nghị quốc tế về nợ nước ngoài tại London. Châu Phi không phải ngẫu nhiên trở thành trọng tâm với những gói nợ khổng lồ mà còn bởi gắn liền với một chủ nợ “phi truyền thống”, đó là Trung Quốc. Phương Tây, cả chính quyền và truyền thông, thường có quan điểm quan hệ châu Phi - Trung Quốc là phần quan trọng dẫn đến tình hình nợ chồng chất của nhiều quốc gia trong khu vực. Những dự án hạ tầng bị thổi giá quá đắt đỏ, cộng thêm những khoản vay lớn nhưng hào phóng được mô tả chẳng khác gì chiếc “vòng kim cô” chụp xuống đầu các quốc gia châu Phi.

Nhưng Trung Quốc có phải chịu trách nhiệm với tình trạng nợ chồng nợ chất ở châu Phi? Và nước này có thực sự dùng bẫy nợ để tạo dựng cứ điểm cho tham vọng ảnh hưởng toàn cầu? Thật khó khi tìm câu trả lời, khi chính các quốc gia châu Phi đang rất hào hứng với những khoản vay dồi dào được cung cấp.

“Nhiều người có vẻ quá hoảng với Trung Quốc, nhưng tôi chẳng thấy gì. Tôi chỉ thấy Trung Quốc đúng là bạn của châu Phi”, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi, cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Nigeria Akinwumi Adesina nhìn nhận.

Gyude Moore, cựu quan chức chính phủ Liberia khi nghỉ hưu vẫn nói rằng: “Trung Quốc thì sao, họ cũng chỉ như các chủ nợ khác. Họ đưa tiền nhưng cũng muốn chúng tôi trả nợ”.

Tuy nhiên, số liệu của Ngân hàng thế giới (WB) cung cấp một bức tranh đáng ngại thực sự. 18 quốc gia khu vực Hạ Sahara thuộc nhóm nguy cơ cao khi nợ nước ngoài vượt 50% GDP. Tổng nợ nước ngoài toàn khu vực ước tính đã lên tới 417 tỷ USD, với khoảng 20% trong số đó thuộc về chủ nợ Trung Quốc, theo tổ chức Nợ Jubilee chuyên vận động xóa nợ cho các nước nghèo. Jubilee tính toán rằng, trong giai đoạn 2006 - 2017, các gói nợ chính phủ và nợ thương mại Trung Quốc cung cấp cho khu vực lên đến 132 tỷ USD, đưa Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất tính theo quốc gia. 35% của khoản nợ nói trên của châu Phi thuộc về các tổ chức tài chính đa phương như WB và 32% là nợ doanh nghiệp.

Theo Viện nghiên cứu Trung - Phi thuộc Đại học John Hopkins (Hoa Kỳ), Djibouti, Congo và Zambia là 3 con nợ trầm trọng nhất của Trung Quốc và thuộc nhóm 17 quốc gia tiềm năng mất khả năng thanh toán. Năm 2017, Zambia nợ nước ngoài 8,7 tỷ USD thì 6,4 tỷ đến từ Trung Quốc. Tỷ lệ này của Djibouti chiếm 77%. Cùng kỳ, tỷ lệ của Congo không xác định được, nhưng con số liên quan đến Trung Quốc là khoảng 7 tỷ USD.

So với IMF, WB hay Câu lạc bộ chủ nợ Paris (22 thành viên), các gói nợ đến từ Bắc Kinh hào phóng hơn, dễ dàng hơn, nhanh gọn hơn và lãi suất thấp hơn. Tiền nợ chủ yếu được dùng cho các dự án phát triển hạ tầng như đường bộ, đường sắt và cảng biển.

Đến thời điểm này, sức hút của các dòng vốn Trung Quốc vẫn rất khó cưỡng. Đơn cử như dự án 476 triệu USD đường cao tốc 4 lần xe nối thủ đô của Uganda với sân bay quốc tế Entebbe dài 51km, không chỉ rút ngắn hành trình như tra tấn dài 2 tiếng trước đây xuống còn 45 phút, nay còn trở lại địa chỉ thu hút khách du lịch nội địa. Nhà kinh tế học Ramathan Ggoobi làm việc tại thủ đô Kampala cho rằng, “Trung Quốc hiện không có đối thủ”.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm