| Hotline: 0983.970.780

Cháu thật ngu ngốc và nhơ nhuốc

Thứ Ba 25/12/2012 , 15:18 (GMT+7)

Thị xã quá nhỏ, Đ ở gần mà vợ anh ấy lại xa nên chúng cháu đã nối lại. Nối lại trong phập phồng, lén lút, không ra làm sao cả cô ơi.

Ảnh minh họa
Cô Dạ Hương kính mến!

Cháu 22 tuổi, vừa lấy bằng trung cấp nhưng hiện chưa xin được việc. Cháu biết chuyện cháu sắp kể có thể bị cô chê trách nhưng cháu vẫn muốn kể. Ngoài đứa bạn thân thì cô là người cháu tin cậy và muốn xin ý kiến.

Sinh ra trong gia đình ở nông thôn, ba bị thần kinh nhẹ, má cũng không được học hành nhiều, hầu như cháu lớn lên trong vòng tay bà nội (bà góa chồng mấy chục năm, ở vậy nuôi con rồi nuôi cháu). Thời cấp một và cấp hai cháu học ở xã nhà, lên cấp ba thì bà đưa ra thị trấn mượn đất của bà con, cất nhà bà nuôi cháu và em trai cháu ăn học. Cháu cũng hiểu, công cha nghĩa mẹ nhưng công của bà còn lai láng hơn. Khi các dì của cháu lấy chồng Đài Loan gởi tiền về mua nhà cho ngoại ra chợ thì ngoại nội gần nhau. Nhưng nội ít cho cháu về chơi với ngoại, vì sợ cháu “lây” tính hướng ngoại của các dì. Chuyện đó có liên quan tới cuộc đời cháu bây giờ, cháu xin kể ra luôn đây.

Trong thời gian đi trung cấp trên thị xã, cháu yêu Đ, là y sĩ của một bệnh viện, hơn cháu 5 tuổi. Khi cháu mới quen Đ, bà nội kêu sớm, nhưng rồi bà cũng vui vì cháu sẽ không đi theo vết xe của hai dì. Có lẽ là người của ngành Y nên Đ rất biết chăm sóc, cháu cảm thấy mình thật là may mắn. Anh ấy dạy cháu nấu ăn, chỉ cho cháu cách đánh răng cho đúng, cách giữ gìn vóc dáng và sức khỏe. Biết nhà cháu nghèo, anh đi làm thêm ở phòng mạch tư của một bác sĩ có tiếng nên tiền bạc cũng nhiều, anh hay bao biện, sắm sanh cho cháu đủ thứ. Bà nội âm thầm vun đắp cho hai đứa, bà cứ nhắc: Thấy người ta biết lo thì đừng có ỷ lại, nghe chưa?

Nhưng ba mẹ Đ rất kén chọn, vì nhà chỉ có Đ là trai. Gia đình họ có nhiều vườn và ruộng ở ven thị xã nên khá giả. Có lẽ vì vậy mà chưa lần nào Đ giới thiệu cháu với nhà anh. Anh nói hai chị gái của anh phải duyệt em dâu mới được cưới. Đùng một cái anh đi hỏi vợ trong lúc cháu chờ lấy bằng. Đơn giản như là đi siêu thị, hay đi pic-nic vậy cô. Cháu không hiểu nổi, cháu như lăn xuống vực. Hỏi thì Đ đổ cho mẹ và hai chị. Tưởng Đ cưới ai, đồng nghiệp hay viên chức thị xã, nhưng gia đình anh chọn một cô láng giềng, để làm dâu. Sau này trong một lần lỡ lời, Đ nói nhà anh xem ảnh cháu rồi nói cháu có vẻ bóng sắc, mấy dì lại ham tiền lấy chồng ngoại.

Sau đám cưới chừng ba tháng, Đ tìm gặp cháu (cháu đang chờ việc và đi làm thêm ở thị xã), anh nói anh không hạnh phúc. Ngoại muốn cháu đi con đường của các dì, bà nội thì nói đi lấy chồng Đài Loan bà từ luôn. Thị xã quá nhỏ, Đ ở gần mà vợ anh ấy lại xa nên chúng cháu đã nối lại. Nối lại trong phập phồng, lén lút, không ra làm sao cả cô ơi. Cháu cũng thấy mình sa lầy. Cô cứu cháu, cháu thật ngu ngốc và nhơ nhuốc..

Xin cô đừng in email của cháu

Cháu thân mến!

Cháu là cô gái xuất thân nghèo khó, có bà nội xả thân dạy dỗ, lẽ nào lại chỉ có bóng bẩy như người ta đánh giá. Việc các dì lấy chồng ngoại (có khi là để báo hiếu) đâu liên quan gì tới tư cách của cháu. Và bà nội của cháu, bà rào rấp, bà ngăn chặn đến thế, chứng tỏ bà rất bảo thủ và nghiêm đó chứ. Tuy vậy, dù không chê trách, cô vẫn muốn làm rõ thêm vì sao cháu có cảm giác mình “ngu ngốc và nhơ nhuốc”.

Cháu gặp cậu Đ ấy lúc cháu mới khoảng 20 đúng không? Xa nhà, xa bà nội, thị xã bơ vơ, cháu dựa vào một người tuổi tác thích hợp, công việc ổn định, cũng là một bài toán phổ biến, cháu không thực dụng dù yêu vậy cũng sớm. Nhưng yêu kiểu gì mà cậu ấy đùng cái đi lấy vợ, bất ngờ hay là cậu ấy yêu chơi chơi và cũng rắp tâm chọn một cô khác tương thích nhà mình? Cháu không cho biết cậu ấy có về quê cháu không, có biết ba cháu bị bệnh như vậy không, nhưng cô đoán cậu ấy biết và có sợ di truyền. Rất khó nói những lý do để cậu ta đi cưới vợ: Ba cháu bệnh thần kinh, cháu vụng nội trợ, nhà ngoại lại có xu hướng lấy chồng kiểu bỏ xứ để đổi đời… Một gia đình có vườn có ruộng, họ vững vàng, nề nếp và họ muốn “thanh lọc” cho cháu nội của họ trong suốt. Đó là quan niệm khắt khe, rõ ràng của họ, mình hiểu được chứ không ngợi khen.

Thôi thì cháu mới 22, người ta đi lấy vợ thì xong. Nhưng cháu đã chấp nhận nối lại, lần này là một thứ quan hệ khác, đàn ông đàn bà, trong bóng tối, nhiều rủi ro. Cậu ấy thật đáng lên án vì chưa chi đã phụ vợ nhà, nhưng cháu cũng không dễ thông cảm. Cháu đã nhẹ lòng, buông xuôi sớm. Vì vậy mà mẹ và các chị cậu ấy ngún nguẩy cũng không sai. Cháu không tiếc đời mình ư? Sao lại buộc vào một người bỏ mình đi lấy vợ như vậy? Cháu có thương bà nội không, có thấy bà trọng danh dự như thế nào không? Cháu đã bị lương tâm chất vấn khi còn quá trẻ. Mong rằng cháu sực tỉnh, không dây dưa, không dựa dẫm khi mình chưa xin được việc. Và mong cháu thương lấy mình, thương công xá của bà nội mà cẩn trọng với quan hệ này. Thị xã nhỏ, như cháu nói, rồi cây kim trong bọc lòi ra, khi ấy, vợ người ta ghen, mẹ và các chị cậu ta xúm vào, cháu chống đỡ nổi không?

Bản lĩnh, tự lập và giữ gìn, cháu nhá.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm