| Hotline: 0983.970.780

"Cháy hàng" giống gà lai Đông Tảo ông, bà

Thứ Ba 30/07/2019 , 11:47 (GMT+7)

Dù đã huy động hết công suất chăn nuôi, trang trại của anh Chu Đình Thiên ở xóm Trung, thôn Ốc Nhiêu, xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên vẫn không tránh được tình trạng “cháy hàng” con giống gà Đông Tảo ông, bà.

Lang thang hóng chuyện từ các hộ chăn nuôi gia cầm, chúng tôi được biết, anh Chu Đình Thiên mới ngoài 30 tuổi và chỉ học hết lớp 9 trường làng, nhưng đã chọn lọc thành công hàng trăm con gà Đông Tảo giống cụ kỵ chất lượng cao.

Ngoài ra, anh Thiên còn rất điêu luyện trong kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho gà, mà hiện nay trong giới chăn nuôi tỉnh Hưng Yên, mới có anh là người thứ hai làm chủ được kỹ thuật này.

Giống gà Đông Tảo cụ, kỵ do anh Thiên lưu giữ bảo tồn.

Không chỉ có vậy, anh Thiên còn là một chủ trang trại gà sinh sản, có rất nhiều bí quyết nuôi thâm canh gà lai Đông Tảo nói chung, nuôi hậu bị gà giống cụ kỵ nói riêng.

Nhờ vậy từ đầu năm đến nay, trang trại của anh Thiên đã xuất bán ra thị trường được gần 10.000 con gà lai Đông Tảo các loại, chủ yếu là con giống ông bà 1 ngày tuổi.

Để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu con giống chất lượng của khách hàng, anh Thiên đã phải đầu tư máy ấp trứng gia cầm công suất 18.000 quả và chăn nuôi thường xuyên gần 1.000 gà lai Đông Tảo chuyên đẻ, trong đó có hơn 100 con là giống cụ kỵ. Đầu tư lớn là vậy, mà từ nhiều năm nay, trang trại của anh Thiên vẫn luôn ở trong tình trạng “cháy hàng” con giống, nhất là với giống gà ông, bà.

Giống gà Đông Tảo cụ, kỵ.

Tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy: Giống gà lai Đông Tảo do anh Thiên chọn lọc rất phù hợp thị hiếu người tiêu dùng như: Chân tròn to, vảy thịt đỏ. Tỷ lệ hao hụt sau nuôi thấp (dưới 10%). Gà mái có khả năng sinh sản tốt. Con trống 12 tháng tuổi có thể đạt trên 5kg/con, con mái nuôi tối đa đạt 3kg/con.

Tuy nhiên, dòng gà này phải chăn nuôi 7-8 tháng mới bộc lộ hết vẻ đẹp hùng vĩ của chúng (chân to, vảy thịt hồng, thể trọng lớn...). Một số dòng gà Đông Tảo khác (đối chứng với giống gà của anh Thiên) cũng có chân to, vảy thịt đỏ nhưng là vảy bị sùi xốp. Cũng có lông màu mã mận (con trống), màu lá chuối khô (con mái), nhưng con trống nuôi tối đa chỉ đạt 3kg/con, con mái 2,2kg/con. Khả năng sinh sản của gà mái rất kém. Tỷ lệ hao hụt sau nuôi lớn (khoảng 30%). Dòng gà này 1 tháng tuổi đã thể hiện mã đẹp, nhưng chỉ có thể bán cho những người mới chăn nuôi lần đầu.

Kết quả thụ tinh nhân tạo tại trang trại của anh Thiên cũng cho thấy: Tỷ lệ trứng có phôi đạt 85-90%. Tỷ lệ ấp nở thành công đạt 70%. Tỷ lệ nuôi sống và chọn lọc thành giống ông, bà đạt 60-65%. Tỷ lệ chọn thành giống cụ, kỵ đạt 20-30%.

Nếu để cho gà tự giao phối: Tỷ lệ trứng có phôi chỉ đạt 65%. Tỷ lệ ấp nở thành công 50%. Tỷ lệ nuôi sống và chọn lọc thành giống ông bà là 10-15%. Tỷ lệ chọn được giống cụ kỵ dưới 10%.

Theo đó, khi thụ tinh nhân tạo cho gà, sẽ giảm được 90% số lượng gà trống cần có trong đàn nuôi sinh sản, giảm chi phí thức ăn, giảm rủi ro dịch bệnh, chất lượng con giống tốt hơn và đồng đều hơn.

Bạn đọc có nhu cầu về con giống, chia sẻ kỹ thuật nuôi, xin liên hệ anh Chu Đình Thiên (Điện thoại: 0963885112).

Theo anh Thiên, chăn nuôi gà hậu bị giống cụ, kỵ cũng khác biệt so với các loại gà hậu bị khác là, phải có sân thả cho gà chơi và chạy nhảy và phải cho gà ăn theo bữa: Gà dưới 1 tháng tuổi cho ăn 3 bữa/ngày (sáng, trưa, chiều). Gà trên 1 tháng tuổi cho ăn 2 bữa/ngày (sáng, chiều). Và chỉ cho gà ăn các loại cám công nghiệp có hàm lượng đạm vừa phải. Nếu cho gà hậu bị cụ, kỵ ăn các loại cám có hàm lượng đạm cao hoặc nuôi nhốt trong chuồng, gà sẽ bị khuỵu chân, khép gối, phải loại thải. Cần chú ý vacxin phòng dịch cho gà theo qui định.

Gà mái Đông Tảo giống cụ, kỵ

Anh Thiên chia sẻ: Ngày bước vào nghề chăn nuôi (năm 2003), em đã phải bán 5 tấn thóc mới mua được 1 gà trống Đông Tảo giống cụ, kỵ cùng hơn chục con gà mái, hy vọng sẽ sản xuất được loạt giống ông bà, cha mẹ, làm nền cho cho xây dựng gia trại trại chăn nuôi gà sinh sản. Nhưng vì không tìm hiểu kỹ tập tính sinh sống của con giống, chăn nuôi không đúng kỹ thuật, nên đã thất bại hoàn toàn.

Sau cú vấp ngã đau đớn ấy, em đã nghỉ chăn nuôi 2 năm để đi vác đất thuê phục hồi kinh tế gia đình, kết hợp với học hỏi kỹ thuật chăn nuôi mọi lúc mọi nơi có thể. Rồi số phận cũng mỉn cười với em - chăn nuôi phát đạt. Uy tín ngày càng nâng cao. Nhờ đó, em đã phụng dưỡng được bố mẹ già và nuôi dạy con cái ăn học. Quyết không để bọn trẻ chịu thiệt thòi phải nghỉ học giữa chừng để mưu sinh như bố.

“Các gia trại mua gà Đông Tảo từ gia đình anh Thiên, chủ yếu để nhân nuôi thành gà bố mẹ, sau khai thác con giống cung ứng người chăn nuôi thương phẩm. Có thể ví trang trại của anh Thiên sản xuất ra các máy cái”, anh Nguyễn Văn Nức, GĐ HTX Nông nghiệp Đồng Than cho biết.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm