| Hotline: 0983.970.780

Chiến lược làm nông nghiệp công nghệ cao của BIM Group

Thứ Tư 05/10/2022 , 10:20 (GMT+7)

Trong chặng đường 28 năm, mảng nông nghiệp luôn đóng vai trò cốt lõi, căn cơ trong hệ sinh thái của BIM Group.

Là tập đoàn kinh tế đa ngành, BIM Group nổi danh trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm khi là một trong những đơn vị sản xuất muối công nghiệp và nuôi trồng, sản xuất thủy hải sản lớn nhất Việt Nam. Diện tích nuôi trồng của tập đoàn trải rộng hàng nghìn ha, tại các địa phương như Quảng Ninh, Kiên Giang và Ninh Thuận.

Ba thập kỷ đặt chân tới những mảnh đất tiềm năng nhưng chưa được khai phá đúng mức, BIM Group đã tạo nên những thay đổi mang tính đột phá, từ việc bản địa hóa thành công giống hàu Thái Bình Dương (2008), giới thiệu ra thị trường giống tôm thẻ chân trắng và quy trình nuôi tiêu chuẩn sử dụng vi sinh tự nhiên đến mô hình công nghiệp trên cánh đồng muối rộng 2.500 ha tại Ninh Thuận... Những sáng kiến của BIM Group đã góp phần mở ra hướng đi mới cho kinh tế mỗi địa phương, giải quyết bài toán công ăn việc làm cho hàng nghìn nông dân.

Bim Group Việt hóa thành công giống hàu Thái Bình Dương

Hàu sữa Thái Bình Dương được coi là niềm tự hào của vùng biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cũng là một trong những giống hàu ngon và nhiều giá trị dinh dưỡng. Hàu được nuôi thả trong môi trường tự nhiên, tại vùng biển sạch, không có du lịch và công nghiệp, xa dân sinh.Giống hàu có xuất xứ Nhật Bản, được thuần dưỡng tại Đài Loan. Và phải tới năm 2006, doanh nhân Đoàn Quốc Việt - người sáng lập BIM Group, mới mang giống hàu về Việt Nam. Niềm tin của vị doanh nhân khi ấy, là thổ nhưỡng, khí hậu, nhiệt độ, độ mặn của vùng biển Đông Bắc tương đồng với nơi con hàu sữa có chất lượng tốt nhất, cũng là bảo chứng cho việc giống hàu Thái Bình Dương sẽ được Việt hóa thành công.

Hàu Thái Bình Dương bản địa do BIM Group nghiên cứu, phát triển thành công hiện tại đã trở thành sản phẩm chủ lực của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: BIM Group

Hàu Thái Bình Dương bản địa do BIM Group nghiên cứu, phát triển thành công hiện tại đã trở thành sản phẩm chủ lực của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: BIM Group

Từ ý tưởng ban đầu của nhà sáng lập, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất Hạ Long (BIM Group) đưa vào nuôi cấy giống hàu Thái Bình Dương tại vùng biển Vân Đồn. Khu nuôi hàu thương phẩm chính của BIM có diện tích 500 ha thuộc xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh.

Sau 4 năm nghiên cứu từ phòng thí nghiệm ra đến trại nuôi, con hàu được thuần hóa. Những dây hàu sống khỏe, lớn nhanh, ruột to, béo, ngọt và hàm lượng dinh dưỡng cao. Vụ thu hoạch đầu tiên, năm 2007, doanh nghiệp đạt gần 500 tấn hàu, 5 năm tiếp theo đạt trung bình 700 tấn mỗi năm.

Từ năm 2012, sản phẩm hàu tươi nguyên vỏ, hàu tươi tách ruột, hàu nướng pho mai của công ty xuất hiện nhiều hơn, từ các chợ thủy sản địa phương đến các siêu thị, được hỗ trợ tham gia các chương trình xúc tiến thương mại... Hausubi, thương hiệu hàu của BIM được người dân lựa chọn nhiều trong các bữa ăn, đáp ứng yêu cầu của các đối tác khó tính trong xuất khẩu và có mặt ở hầu khắp hệ thống bán lẻ, chuỗi siêu thị trong nước.

Việc chế biến sâu, phát triển các sản phẩm gia tăng giá trị từ con hàu như tại Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long đã góp phần mở ra hướng đi mới, khai thác lợi thế phát triển kinh tế vùng. Năm 2019, diện tích nuôi hàu Thái Bình Dương của Quảng Ninh đạt trên 3.000ha, sản lượng mỗi năm gần 20.000 tấn. Hàng nghìn hộ dân, nhất là khu vực huyện đảo Vân Đồn, đã đổi đời nhờ nghề nuôi hàu.Ứng dụng công nghệ trong nuôi tôm

Trước khi bản địa hóa thành công giống hàu Thái Bình Dương tại Vân Đồn (Quảng Ninh), BIM Group đưa vào hoạt động nhiều khu nuôi trồng và sản xuất thủy hải sản lớn tại tỉnh này như khu nuôi tôm Minh Thành (2001) quy mô 251ha, sản lượng trung bình tới 2.000 tấn mỗi năm.

Công ty cổ phần Thực phẩm BIM tại khu Động Linh, phường Minh Thành cũng là doanh nghiệp tiên phong trong nghiên cứu, ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở thị xã Quảng Yên.

Năm 2012, sau khi thử nghiệm nuôi thành công 10 ha tôm thẻ chân trắng, công ty dần mở rộng diện tích nuôi lên 70 ha. Khoản vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng mỗi ha để áp dụng công nghệ tiên tiến, bao gồm: xử lý nước tăng cường an toàn sinh học và ngăn ngừa dịch bệnh; hệ thống sục khí đặc biệt để giảm chi phí năng lượng và tối ưu hóa lượng oxy cung cấp; hệ thống cho ăn tự động với cảm biến âm giúp cung cấp thức ăn theo nhu cầu của tôm qua đó làm giảm chỉ số tiêu tốn thức ăn.

Theo đại diện doanh nghiệp, nuôi tôm công nghệ cao giúp người nông dân và doanh nghiệp cải thiện quá trình nuôi, rút ngắn thời gian nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 đến 4 lần so với nuôi tôm truyền thống. Trong thời gian nuôi, doanh nghiệp chủ yếu sử dụng các chế phẩm vi sinh quản lý môi trường. Tỷ lệ tôm sống trên 90%. Năm 2014, BIM đã đưa vào sản xuất đại trà.

Bên trong nhà máy chế biến tôm của BIM Group. Ảnh: BIM Group

Bên trong nhà máy chế biến tôm của BIM Group. Ảnh: BIM Group

Tại Kiên Giang, Công ty cổ phần Thực phẩm BIM Kiên Giang đã thay đổi phương thức sản xuất nuôi tôm công nghệ cao, từ nuôi ao đất sang lót bạt đáy ao để nuôi tôm. Phương án giúp giảm chi phí cải tạo ao, tránh tình trạng tích tụ chất bẩn, mầm bệnh nơi đáy ao, ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh, tăng số vụ nuôi từ 1-2 vụ một năm lên 3 vụ mỗi năm. Hướng đi mới giúp người nuôi tôm nâng cao năng suất, mở ra phong trào ứng dụng khoa học công nghệ trên vùng nuôi tôm.

Nhiều dự án lớn cũng được BIM Group đầu tư tại Kiên Giang như khu nuôi tôm Đồng Hoà (2004), trung tâm phát triển nguồn giống đảo Phú Quốc (2005) và nhà máy chế biến thủy sản Tắc Cậu (2007); đều là những khu nuôi trồng và sản xuất thủy hải sản lớn.

Đơn cử, trung tâm phát triển nguồn giống đảo Phú Quốc quy mô 42ha, chuyên nhập khẩu, chọn lọc nguồn giống sạch từ nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Thái Lan, Indonesia, Singapore; nuôi và gây tôm giống với công suất tối đa tới 3 tỷ con mỗi năm. Khu nuôi tôm Đồng Hòa quy mô 1.234ha cũng đẩy mạnh xuất khẩu tới nhiều thị trường khắt khe như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, năng suất ổn định khoảng 16 tấn mỗi ha; trong khi nhà máy chế biến thủy sản Tắc Cậu có sản lượng lên tới 13.000 tấn thành phẩm mỗi năm...

Mô hình sản xuất muối sạch công nghệ cao

Sản xuất muối là một mảng hoạt động quan trọng khác của BIM Group, đã phát huy lợi thế bờ biển dài, nước biển trong xanh cùng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nắng, gió của Ninh Thuận, Công ty cổ phần Sản xuất và Chế biến Muối BIM đã đầu tư công nghệ hiện đại để sản xuất, chế biến sản phẩm muối sạch.

Cơ giới hóa và ứng dụng cộng nghệ trên các cánh đồng muối của BIM Group thay đổi ngành khai thác muối ở Ninh Thuận. Ảnh: BIM Group

Cơ giới hóa và ứng dụng cộng nghệ trên các cánh đồng muối của BIM Group thay đổi ngành khai thác muối ở Ninh Thuận. Ảnh: BIM Group

Từ năm 2006, công ty bắt đầu sản xuất theo mô hình công nghiệp trên cánh đồng muối sạch Quán Thẻ - một trong ba cánh đồng muối lớn nhất Đông Nam Á. Doanh nghiệp sở hữu dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất muối tiên tiến của Tập đoàn Serra (Tây Ban Nha), cơ sở sản xuất quy mô và quy trình quản lý theo chuỗi đảm bảo nguồn nguyên liệu. Từ đó, cho ra thị trường các sản phẩm muối biển tự nhiên, an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn cao.Đến nay, khu kinh tế công nghiệp muối rộng 2.200 ha của BIM Group đạt sản lượng trên 350.000 tấn muối mỗi năm. Tính cả đồng muối Cà Ná và Tri Hải, doanh nghiệp đóng góp khoảng 60-70% sản lượng muối của Việt Nam.

Ngay trên vùng đất đang sản xuất muối công nghiệp là địa điểm triển khai các dự án điện mặt trời và đặc biệt là xây dựng các cột điện gió công suất lớn. BIM Energy đã lắp đặt các tấm quang năng trên các cánh đồng muối, hình thành tổ hợp sản xuất muối sạch - năng lượng lớn nhất Việt Nam, hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến môi sinh.

Đầu tháng 10/2021, Nhà máy Điện gió BIM tại huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đi vào vận hành thương mại, đánh dấu cột mốc BIM Group hoàn thành chiến lược phát triển muối sạch kết hợp năng lượng sạch trên diện tích đất 2.500 ha với tổng mức đầu tư 12.000 tỷ đồng.

Hiện, Công ty cổ phần Sản xuất và Chế biến Muối BIM đem lại việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, mở ra hướng đi mới về phát triển kinh tế cho toàn tỉnh. Tỷ lệ hộ nghèo Ninh Thuận đã giảm từ 23.767 hộ (năm 2016) xuống còn 8.280 hộ vào năm 2021.

Theo đại diện BIM Group, trong chặng đường 28 năm qua, BIM Foods luôn song hành với chặng đường phát triển chung của ngành nông nghiệp thực phẩm tại Việt Nam. Doanh nghiệp khẳng định phương thức kinh doanh bài bản, đầu tư công nghệ tiên tiến, quy trình quản lý theo chuỗi với nguồn nguyên liệu tinh túy để cung cấp những sản phẩm chất lượng cao và an toàn, đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm