| Hotline: 0983.970.780

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng lan tỏa khắp vùng cao Nghệ An

Thứ Hai 07/02/2022 , 07:22 (GMT+7)

Nghệ An sở hữu tiềm năng rừng vượt trội nhưng để phát triển bền vững cần nhiều yếu tố, trong đó vận dụng hiệu quả dịch vụ môi trường rừng là điều kiện then chốt.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng lan tỏa rộng khắp giúp đời sống của người dân vùng cao Nghệ An ổn định hơn. Ảnh: Anh Khôi.

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng lan tỏa rộng khắp giúp đời sống của người dân vùng cao Nghệ An ổn định hơn. Ảnh: Anh Khôi.

Thúc đẩy toàn dân

Tổng quan diễn biến rừng Nghệ An trước và sau khi áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là 2 bức tranh hoàn toàn khác biệt. Nỗ lực không ngơi nghỉ của toàn ngành lâm nghiệp, của số đông đồng bào, đặc biệt là sự nhập cuộc quyết liệt của cơ quan chuyên môn xuyên suốt 10 năm qua đã mang lại bước chuyển tích cực.

Đến giờ phút này, phải khẳng định chi trả DVMTR là một thành một chủ trương, chính sách lớn, không chỉ “là 1 trong 10 thành tựu nổi bật nhất của ngành NN-PTNT” mà còn giữ vững vị thế hàng đầu của ngành Lâm nghiệp.

Qua theo dõi, nắm bắt thực tế, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn Nghệ An đã từng bước nâng cao nhận thức của người dân, chủ rừng, chính quyền địa phương trong công tác BVPTR. Từ lợi ích thực tiễn đó, đến nay cả cộng đồng đều nêu cao ý thức giữ rừng, xem đó là tải sản quý giá mà mỗi người đều phải có trách nhiệm chung tay gìn giữ và phát triển.

Nhận thấy lợi ích rõ rệt của chủ trương lớn, đến nay cả cộng đồng đều nêu cao ý thức giữ rừng, xem đó là tài sản quý giá. Ảnh: Việt Khánh.

Nhận thấy lợi ích rõ rệt của chủ trương lớn, đến nay cả cộng đồng đều nêu cao ý thức giữ rừng, xem đó là tài sản quý giá. Ảnh: Việt Khánh.

Chính sách chi trả DVMTR lan tỏa rộng khắp là tín hiệu đáng mừng, nhất là với một tỉnh sở hữu diện tích rừng lớn nhất cả nước. Dù vậy để phát huy tối đa vốn quý trời ban, Nghệ An cần đánh giá tổng quan, xây dựng lộ trình, kế sách phù hợp để đưa ngành lâm nghiệp tỉnh nhà bay cao, xứng đáng là “trái tim” khu vực Bắc Trung bộ như kỳ vọng của Chính phủ và Bộ NN-PTNT.

Trong bối cảnh đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, ngành Lâm nghiệp Nghệ An cần tập trung cải thiện chất lượng và hiệu quả rừng trồng, tăng cao diện tích kinh doanh gỗ lớn. Phải nâng tầm công nghiệp khai thác, chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, hướng đến phát triển toàn diện từ khâu nguyên liệu đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…

Để phát triển bền vững, lâm nghiệp Nghệ An còn nhiều việc phải làm

Nghệ An cần phát triển lâm nghiệp theo hướng đảm bảo hài hòa giữa công tác bảo tồn và phát triển bền vững trên cơ sở phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và đặc điểm sinh thái đặc thù của tỉnh.

Riêng vùng trung du, miền núi thấp là trọng tâm, trọng điểm để phát triển kinh tế lâm nghiệp (lâm nghiệp hàng hóa), hình thành các sản phẩm chủ lực (ván sợi, than sinh học, gỗ ghép thanh và các sản phẩm đồ gỗ gia dụng) mục tiêu hướng đến là phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Muốn thành công không thể nói suông, ngược lại phải cụ thể hóa bằng giải pháp. Nhìn nhận tổng quan ngành Lâm nghiệp Nghệ An, các chuyên gia khẳng định phải có các chính sách và nguồn lực đầu tư cho hoạt động quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên; đặc biệt là đối với diện tích thuộc các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng phòng hộ khu vực biên giới.

Cùng với đó, phải thực hiện có hiệu quả chính sách chi trả DVMTR, kêu gọi các chương trình, dự án trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên. Thực hiện tốt chính sách và bố trí nguồn lực cho công tác giao đất, gắn với giao rừng. Cần áp dụng chính sách chuyển từ cơ chế khoán bảo vệ rừng tự nhiên sang hợp tác bảo vệ rừng giữa chủ rừng nhà nước với hộ gia đình, cộng đồng dân cư nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người dân.

Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người dân là mục tiêu lớn nhất. Ảnh: BH.

Đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người dân là mục tiêu lớn nhất. Ảnh: BH.

Tiềm năng và lợi thế chỉ nằm “trên giấy” nếu không biết cách tận dụng thời cơ đẩy mạnh xuất khẩu gỗ, lâm sản ra thị trường thế giới, đặc biệt các thị trường truyền thống và tiềm năng như Trung quốc, EU, Mỹ...

Bên cạnh đó, phải có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến gỗ Nghệ An tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước, quốc tế; hình thành khu, cụm công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ có diện tích tập trung đủ lớn để thu hút các nhà đầu tư;

Hình thành chợ đầu mối về nguyên liệu gỗ theo chức năng chợ xuất nhập khẩu gỗ hoặc sàn giao dịch gỗ nhằm cung ứng nguyên liệu gỗ cho nhu cầu sản xuất chế biến hàng hóa của các nhà máy chế biến lâm sản trong tỉnh và cả khu vực; xây dựng chính sách, kêu gọi thu hút các doanh nghiệp ở các tỉnh trong nước và ngoài nước đầu tư hình thành khu công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ tập trung.

Triển khai những dự án lớn, điển hình như Khu lâm nghiệp công nghệ cao Bắc Trung bộ với sự nhập cuộc của Tập đoàn Thiên Minh Đức là nhiệm vụ cần làm của ngành Lâm nghiệp Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh. 

Triển khai những dự án lớn, điển hình như Khu lâm nghiệp công nghệ cao Bắc Trung bộ với sự nhập cuộc của Tập đoàn Thiên Minh Đức là nhiệm vụ cần làm của ngành Lâm nghiệp Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh. 

Yếu tố cốt lõi nữa là rà soát, kiện toàn, sắp xếp thống nhất bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở, trên cơ sở xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị theo hướng gắn trách nhiệm cụ thể và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước phù hợp với điều kiện đặc thù…

Có rừng trong tay là lợi thế lớn, phát huy hết tiềm năng lại là thách thức không nhỏ, với một tỉnh có diện tích và quy mô rừng lớn như Nghệ An áp lực càng đề nặng. Dẫu khó khăn nhưng với sự quan tâm, định hướng sâu sát từ Trung ương và Bộ NN-PTNT, kết hợp với tinh thần, trách nhiệm của toàn ngành, sự ủng hộ từ người dân, thời cơ hóa rồng hẳn không còn xa.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Xây dựng vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp

QUẢNG TRỊ Các vườn ươm cải tiến cung cấp 1,8 triệu cây giống lâm nghiệp chất lượng cao cho trồng rừng bền vững gắn với thực hiện chứng chỉ rừng vùng nguyên liệu.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.