| Hotline: 0983.970.780

Chính thức thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Tam Giang - Cầu Hai

Chủ Nhật 07/06/2020 , 10:18 (GMT+7)

Khu Bảo tồn đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai có tổng diện tích hơn 2.071 ha, vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á và giá trị cao về đa dạng sinh học.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế vừa tổ chức Lễ công bố thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai.

Vùng đất ngập nước hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai kéo dài 68 km dọc bờ biển tỉnh Thừa Thiên- Huế, thuộc địa phận của 5 huyện. Ảnh: Tiến Thành.

Vùng đất ngập nước hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai kéo dài 68 km dọc bờ biển tỉnh Thừa Thiên- Huế, thuộc địa phận của 5 huyện. Ảnh: Tiến Thành.

Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai được thành lập theo Quyết định số 495/QĐ-UBND ngày 20/2/2020 của UBND Thừa Thiên- Huế. Đây là một trong 2 khu bảo tồn đất ngập nước được thành lập trong khuôn khổ hỗ trợ của dự án "Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết" (2015 – 2020) do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ.

Với tổng diện tích là 2.071 ha, bao gồm phân vùng Ô Lâu (1.270 ha), phân vùng Cồn Tè - Rú Chá (187 ha) và 23 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản (614 ha). Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 799 ha; phân khu phục hồi sinh thái: 1.242 ha; phân khu dịch vụ - hành chính: 29,5 ha.

Vùng đất ngập nước hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai kéo dài 68 km dọc bờ biển tỉnh Thừa Thiên- Huế theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, thuộc địa phận của 5 huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. 

Đây là đầm phá đất ngập nước tiêu biểu lớn nhất Đông Nam Á,có giá trị đa dạng sinh học rất cao. Ảnh: Tiến Thành.

Đây là đầm phá đất ngập nước tiêu biểu lớn nhất Đông Nam Á,có giá trị đa dạng sinh học rất cao. Ảnh: Tiến Thành.

Đây là vùng đầm phá đất ngập nước tiêu biểu cho điều kiện nhiệt đới gió mùa, lớn nhất Đông Nam Á. Đầm phá có giá trị đa dạng sinh học rất cao, theo thống kê được khu hệ thực vật gồm 221 loài thực vật phù du, 46 loài rong, 18 loài thực vật thủy sinh bậc cao gồm có 7 loài cỏ biển và 11 loài cỏ nước ngọt, 31 loài thực vật bậc cao trong đó 7 loài thực vật ngập mặn. Khu hệ động vật tại đây gồm 66 loài động vật phù du, 46 loài động vật đáy, 230 loài cá và 73 loài chim, trong đó có 34 loài di cư và 39 loài định cư.

Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một trong những đại diện hiếm hoi của hệ sinh thái ven biển nhiệt đới với môi trường phức tạp và đa dạng; khu vực này là nơi tập trung chim nước di cư với số lượng trên 2 vạn cá thể vào mùa đông.

Hệ sinh thái đầm phá cung cấp nguồn dinh dưỡng chính cho khoảng 500 ngàn người sống xung quanh đầm phá. Ảnh Tiến Thành.

Hệ sinh thái đầm phá cung cấp nguồn dinh dưỡng chính cho khoảng 500 ngàn người sống xung quanh đầm phá. Ảnh Tiến Thành.

Không chỉ có giá trị cao về tài nguyên đặc biệt là đa dạng sinh học, khu đầm phá này còn có chức năng vô cùng quan trọng về môi trường sinh thái, có vai trò to lớn về cân bằng tự nhiên ven bờ và phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Hệ sinh thái đầm phá cung cấp nguồn dinh dưỡng chính cho khoảng 500 ngàn người sống trong 44 xã thuộc 5 huyện, thị xã xung quanh đầm phá.

Ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế nhấn mạnh: "Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên- Huế. Do đó, việc xây dựng Kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong khu bảo tồn; có phương án hỗ trợ chuyển đổi sinh kế cho người dân trong và xung quanh khu bảo tồn; tổ chức quản lý, vận hành hoạt động khu bảo tồn một cách bền vững và phát triển là nhiệm vụ cấp thiết, cần sự chung tay của toàn thể cộng đồng".

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm