| Hotline: 0983.970.780

Chọn lựa tình yêu hay lao theo danh vọng?

Thứ Tư 06/01/2021 , 20:42 (GMT+7)

Người yêu của tôi rất đẹp. Cô ấy có dáng vóc của một người mẫu, với làn da tráng hồng, và gương mặt thanh tú rạng ngời.

Chúng tôi quen nhau ở trường đại học tài chính kế toán, khi ấy tôi đang học năm thứ ba, cô ấy sau tôi một năm. Cả hai chúng tôi đều là dân tỉnh lẻ, gia đình không khá gỉ gì, nên đời sống sinh viên cũng rất khó khăn.

Cô ấy đẹp, nên rất nhiều chàng trai (cả trong và ngoài trường) giàu có theo đuổi, nhưng cô ấy chỉ chọn và yêu tôi. Đơn giản, vì tôi học giỏi và chịu khó. Cô ấy bảo thế. Bởi ngoại hình của tôi cũng chỉ ở mức trung bình.

Cũng nhờ học giỏi, nên khi vừa tốt nghiệp hạng ưu, tôi đã được một công ty xuất khẩu hàng may mặc lớn đến trường xin nhân sự. Có khả năng, lại cần mẫn, chỉ hai năm sau tôi đã được để bạt làm phó rồi trưởng phòng kinh doanh, chỉ sau gần ba năm công tác. Tôi rất được vị Tổng giám đốc của công ty quý mến. Điều này hoàn toàn do nỗ lực và sự tận tâm của tôi, chứ tôi không hề xu nịnh.

Tổng giám đốc chỉ mới hơn 50 tuổi, rất lịch lãm, phong độ, đang sống độc thân. Ông ta đã có hai đời vợ, nhưng cả hai người vợ đều bỏ ông ta để chạy theo người đán ông khác. Lý do, ông cho là vì ông quá say mê công việc, bỏ bê vợ con, nên các bà buồn chán....

Hiện ông chỉ sống một mình, hai đứa con với hai đời vợ đều ở với mẹ, và đã du học nước ngoài. Tôi khuyên ông, sao không tìm một người để bầu bạn và mai kia chăm sóc tuổi già, thì ông bảo đã dị ứng với phụ nữ. Ông chỉ thích sống một mình, đến khi về hưu sẽ vui thú cảnh điền viên và du lịch.

Tôi công tác ở đây hơn ba năm thì công ty tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập. Hôm đó, tất cả nhân viên đều được đưa gia đình hoặc người yêu đến chung vui. Tôi cũng đưa người yêu đến tham dự. Cô ấy chỉ trang điểm đơn sơ, nhưng lại nổi bật giữa đám đông, vì quá xinh đẹp. Khi tôi đưc cô ấy đến chào tổng giám đốc, thì sếp tôi đã trố mắt nhìn cô ấy hết sức ngạc nhiên, và liền sau đó ánh mắt sếp đã chuyển sang một tia nhìn rất lạ. Tôi nhìn thấy tất cả, nên không để người yêu trò chuyện lâu với sếp.

Song trong bữa tiệc, tuy ngồi gần người yêu, nhưng tôi có nhiều việc phải rời khỏi bàn. Tranh thủ những lúc đó, sếp đã ngồi nói chuyện với người yêu của tôi.

Sau đó chừng hai tháng, tình cờ tôi đọc được tin nhắn trong máy điện thoại của người yêu. Tin nhắn của một người đàn ông với những lời lẽ rất tình tứ và hứa hẹn một cuộc sống giàu có nếu người yêu tôi chịu lấy ông ta. Tôi tra hỏi, thì người yêu cho biết, người đàn ông đó chính là... tổng giám đốc của tôi.

Hóa ra, ngay tại bữa tiệc ở công ty, ông ta đã hỏi thăm và xin số điện thoại của người yêu tôi. Sau đó, ông ta đã liên tực gọi điện, nhắn tin tán tỉnh, và hứa hẹn, nếu cô ấy chịu lấy ông ta làm chồng thì sẽ được tặng một tài sản kếch xù. Khi ông ta về hưu, hai người sẽ ra nước ngoài sinh sống... Người yêu tôi một mực từ chối. Cô ấy không cho tôi biết, vì sợ tôi lo lắng, phân tâm. Cô ấy chỉ yêu và lấy tôi làm chồng.

Tôi tức giận, chạy ngay đến gặp sếp. Không ngờ, sếp của tôi... chơi bài ngửa luôn. Ông ta ra điều kiện, nếu tôi chịu nhường lại người yêu (chính xác hơn là vợ chưa cười của tôi, vì chúng tôi đã làm lễ đính hôn) cho ông ta, thì tôi sẽ được cất nhắc lên làm giám đốc chi nhánh.

Còn ngược lại, tôi sẽ phải rời khỏi công ty. Tôi choáng váng trước lời đề nghị trắng trợn này. Và tôi cũng hiểu, ông ta sẽ làm thật. Như vậy, giữa tình yêu và danh vọng, tôi nên chọn điều nào?

QUỐC TUẤN

Giải quyết tình huống: "Yêu chỉ bằng lời nói, có kết cục gì?" trên KTGĐ số 48/2020

Hải Long thân mến!

Anh không thấy mình thật may mắn khi có được một người vợ vừa đẹp, vừa giỏi "cầm, kỳ, thi, họa", mà anh chẳng ví như Thúy Kiều đó sao. Cũng vì có tài, vì yêu hội họa, văn thơ, nên cô ấy không thể dành trọn thời gian cho anh được.

Cũng dễ hiểu thôi. Đam mê nghề nghiệp của một nghệ sĩ là như thế. Họ phải thả hồn vào những cảnh đẹp, phải bay bổng với những ý tưởng nghệ thuật... Có vậy họ mới cho ra được những tác phẩm tuyệt vời. Song, cũng không thể nói là cô ấy không yêu anh. Bởi hai thứ tình yêu hoàn toàn khác nhau, anh không thể so ánh được.

Anh chỉ nên tạo cơ hội để vợ chồng có nhiều thời gian gần gũi bên nhau hơn. Chẳng hạn, anh tranh thủ cùng vợ xem triển lãm tranh, dự những chương trình văn thơ, chiêm ngưỡng, góp ý cho những tác phẩm của vợ...

Có thể, lúc đầu anh không có hứng thú, nhưng vì tình yêu với vợ, lâu dần chắc hẳn anh cũng sẽ có sự am hiểu, niềm say mê với lãnh vực nghệ thuật này. Vợ anh chắc chắn sẽ rất vui, và tình cảm vợ chồng sẽ mặn nồng hơn. Nhất định rồi!

Chúc anh thành công!

KIỀU LINH

(Phong Thạnh Tây, Giá Rai, Cà Mau)

(Kiến thức gia đình số 53)

Xem thêm
Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm