| Hotline: 0983.970.780

Chồng tâm thần, vợ ung thư, hai con nguy cơ bỏ học

Thứ Sáu 10/11/2017 , 06:55 (GMT+7)

“Nếu một mai tôi không còn sống trên cõi đời này nữa, chỉ ước mong mọi người hãy san sẻ tình thương với các con tôi, chúng vẫn còn rất nhỏ dại và chưa biết tự chăm sóc bản thân”...

Đó là lời tâm sự tận đáy lòng của người mẹ nghèo Nguyễn Thị Son (SN 1974) ở thôn Trung, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

10-53-49_bon_nguoi_trong_gi_dinh_chi_nguyen_thi_phieu
Gia đình chị Son đang gặp muôn vàn khó khăn

Năm 1994, cũng như bao người phụ nữ khác, chị Son nên nghĩa vợ chồng với anh Nguyễn Văn Phiếu (SN 1972) rồi lần lượt sinh 2 người con là Nguyễn Thị Minh Thư (SN 1997) và Nguyễn Đức Nguyện (SN 2007). Cách đây 5 năm, anh Phiếu sau những ngày mất ngủ kéo dài, bắt đầu có những biểu hiện bất thường như nói năng lảm nhảm, không kiểm soát được hành động của bản thân, sùi bọt mép, miệng nhai lép bép lá cây.

Phát hoảng trước những biểu hiện lạ của chồng, chị Son tất tả đưa chồng đến bệnh viện tâm thần thăm khám. Tại đây qua nhiều lần chẩn đoán, các bác sỹ kết luận anh Phiếu bị mắc chứng tâm thần hoang tưởng thể nhẹ.

Cách đây 3 năm, chị Son đưa anh Phiếu lên Bệnh viện Tâm thần Ba Thá (huyện Mỹ Đức) để các bác sĩ có những phương pháp và thuốc chữa trị tốt hơn. Thế nhưng, do kinh tế gia đình khó khăn, không có tiền chu cấp cho anh Phiếu chữa bệnh nên chị Son lại đành ngậm ngùi đưa chồng về nhà để tự điều trị. Và cũng từng ấy thời gian, sống với người tâm thần điên loạn, chị Son và hai con đành chấp nhận những trận đòn vô cớ khi mỗi lần anh Phiếu lên cơn.

Về phần chị Son, do bươn chải kiếm sống, phụ hồ cho các công trình xây dựng quanh vùng nên cách đây 2 tháng chị có những biểu hiện lạ như: đau tức ngực triền miên, khó thở. Mãi đến cách đây hai tháng, chị gặp phải trận ốm thập tử nhất sinh, đó cũng là lúc chị bàng hoàng nhận ra mình không còn sống được bao lâu nữa.

“Lúc nghe các bác sĩ nói tôi bị ung thư phổi giai đoạn cuối do lao động quá sức, chân tay tôi rụng rời. Các bác sĩ bảo, để ngăn chặn không cho khối u phát triển thêm, trước mắt phải tiến hành xạ trị nhưng chi phí cho mỗi lần xạ trị cũng mất vài triệu đồng. Tôi chết cũng được nhưng nghĩ đến 2 đứa con nhỏ dại phải bơ vơ khi mẹ nó không còn, rồi chúng phải bỏ học đại học giữa chừng khiến lòng tôi như xát muối. Cúi xin mọi người hãy thương tình cứu lấy các con tôi", chị Son khẩn cầu.

Vừa bước sang năm thứ 3 Đại học Công nghiệp, Nguyễn Thị Minh Thư đành phải bảo lưu kết quả học tập, gác lại chuyện học hành để đi làm thợ hồ giúp bố mẹ chữa bệnh. Đang tuổi ăn, tuổi học nhưng Thư đã sớm gánh trên vai trọng trách giúp đỡ gia đình khiến tấm thân ngày một gầy yếu.

10-53-49_chu_minh_thu_dng_chm_soc_nguoi_me_mc_chung_benh_ung_thu_phoi_gii_don_cuoi_cu_minh
Em Thw đang chăm sóc mẹ

“Trước mắt em xin đi làm thợ hồ, nếu sau này bệnh tình của bố và mẹ em tiến triển hơn, em sẽ chọn theo học một nghề gì đó cũng chưa muộn. Em thương bố mẹ lắm nhưng cũng không biết làm cách gì để giúp bố mẹ nữa”, Thư tâm sự.

“Lần gần đây nhất đi xạ trị trên bệnh viện, sờ trong túi không có tiền, nhìn cảnh các con phải đi khắp xóm làng khóc lóc xin từng đồng tiền lẻ để đưa mẹ đi bệnh viện mà lòng tôi như xát muối. 10.000 đồng mua rau còn không có thì nghĩ gì đến chuyện chữa bệnh. Thôi thì cuộc sống là vậy, đành chấp nhận sống chung với bệnh tật thôi", chị Son quệt ngang dòng nước mắt nói.

Nhà cấy 2 sào ruộng khoán cằn cỗi, vụ được vụ mất bấp bênh nên các con chị Son thường ra bờ mương, bờ máng cấu rau dại nấu cháo với ít gạo cho cả gia đình sống qua ngày. Và với số tiền vay hơn 150 triệu đồng tiền chữa trị cho anh Phiếu và bản thân xạ trị do mắc căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối đã chuyển sang di căn, gia đình chị Son hoàn toàn không có khả năng trả nợ.

10-53-49_chu_nguyen_duc_nguyen_-_con_chi_son_hien_dng_hoc_lop_5_nhieu_nm_lien_dt_dnh_hieu_hoc_sinh_gioi_nhung_hien_dng_co_nguy_co_bo_do_hoc_giu_chung
Cháu Nguyện, con trai chị Son, nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi hiện cũng đang có nguy cơ phải bỏ học

Ông Nguyễn Ngọc Lan -Trưởng thôn Trung cho hay: “Hiện tại, gia đình chị Son - anh Phiếu là hộ đặc biệt khó khăn trong thôn Trung. Anh Phiếu hiện đang mắc chứng tâm thần hoang tưởng thể nhẹ, những lần lên cơn thường xuyên đập phá đồ đạc, đánh đuổi vợ con và xóm làng. Bản thân chị Son hiện đang mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Cháu Minh Thư hiện đã phải nghỉ học đại học, bỏ dở ước mơ con chữ. Mong sao các nhà hảo tâm quan tâm san sẻ để gia đình chị Son - anh Phiếu bớt phần bĩ cực”.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về chị Nguyễn Thị Son ở thôn Trung, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội; hoặc gửi về Văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL số 49 Lý Tự Trọng, TP. Cần Thơ, ĐT: 0292.3835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm