| Hotline: 0983.970.780

Chủ động giải quyết căn bản vấn đề an ninh nguồn nước

Thứ Ba 05/10/2021 , 07:55 (GMT+7)

Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2045.

Vấn đề mang tính toàn cầu

Ông Lê Quang Huy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng “việc xây dựng Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là hết sức cấp bách”. Bởi, đây là vấn đề mang tính toàn cầu ở nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế hết sức quan tâm.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy. Ảnh: Minh Phúc.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy. Ảnh: Minh Phúc.

Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thiếu nước do yếu tố tự nhiên, trước áp lực gia tăng dân số, thách thức của quá trình đô thị hóa và tác động của biến đổi khí hậu. Hơn nữa, bảo đảm an ninh nguồn nước cũng đang đặt ra nhiều vấn đề đối với các vùng ven biển của nước ta.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm về an ninh nguồn nước và thiếu khung pháp lý về xây dựng theo hướng tiếp cận quản lý đa ngành cho an ninh nguồn nước. Công tác quy hoạch ngành nước còn thiếu đồng bộ, thiếu sự điều phối chung, quản trị nước còn là khâu yếu, hiệu quả khai thác trong các ngành sử dụng nước còn thấp, sử dụng nước lãng phí và khả năng tiếp cận nguồn nước không đều giữa các khu vực.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa chú trọng kinh tế nước, nguồn lực đầu tư cho phát triển ngành nước còn hạn chế, chủ yếu từ ngân sách nhà nước, thiếu cơ chế chính sách thu hút sự tham gia của khối tư nhân. Sản phẩm nước chưa được coi là hàng hóa, chưa được định giá theo thị trường; tài chính nước còn nhiều hạn chế. Từ đó dẫn đến nguy cơ thiếu nước ngày càng hiện hữu, nhận thức của xã hội và người dân cùng các cơ quan quản lý nhà nước về an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước còn hạn chế và thiếu thống nhất.

Phát triển kinh tế nước

Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, quan điểm đảm bảo an ninh nguồn nước của quốc gia cần dựa trên cách tiếp cận quốc tế, đồng thời phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Theo đó, cần nghiên cứu bổ sung thêm một số nội dung sau:

Một là, bảo đảm an ninh nguồn nước là vấn đề hết sức cấp bách, chủ động giải quyết căn bản vấn đề an ninh nguồn nước một cách đồng bộ, phát huy nguồn nước nội sinh, bảo vệ và phát triển nguồn nước, phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước, phòng chống thảm họa thiên tai liên quan đến nước, bố trí huy động nguồn lực đầu tư dài hạn cho bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước có lộ trình, có trọng tâm, trọng điểm; kết hợp hài hòa các giải pháp công trình và phi công trình, phát triển kinh tế nước, coi sản phẩm nước là hàng hóa thiết yếu, cần được quản lý và vận hành theo cơ chế thị trường theo sự điều tiết của nhà nước.

Trạm bơm Vạn An (tỉnh Bắc Ninh).

Trạm bơm Vạn An (tỉnh Bắc Ninh).

Bên cạnh đó, cần khuyến khích thu hút các nguồn lực xã hội, thành phần kinh tế đầu tư vào ngành nước và hợp tác quốc tế trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn nước liên quốc gia, hoàn thiện thể chế, chính sách quản trị nước theo hướng quản trị tổng hợp trên cơ sở nhu cầu sử dụng và giá trị nước, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước.

Về mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm 2030, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đề nghị Chính phủ nghiên cứu, bổ sung nội dung về giảm phụ thuộc vào nguồn nước xuyên biên giới, bảo đảm các chỉ tiêu về an ninh nguồn nước quốc gia.

Đồng thời xây dựng cơ chế tài chính về nước, bảo vệ phát triển rừng và nguồn sinh thủy, bảo tồn và phát triển bền vững môi trường sinh thái, bảo đảm dòng chảy tối thiểu cho các dòng sông, xử lý, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, chủ động ứng phó kịp thời với mọi thảm họa thiên tai do nước gây ra.

Đối với mục tiêu cụ thể đến năm 2045, Đề án cần đặt ra mục tiêu phấn đấu, đó là nêu cao chỉ số an ninh nước quốc gia đạt mức độ hiệu quả theo tiếp cận quốc tế. Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật của nhà nước, chủ động được nguồn nước nội sinh, giảm tối đa phụ thuộc nguồn nước bên ngoài lãnh thổ, quản lý dự báo điều tiết nước, phòng ngừa lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu trên nền tảng khoa học công nghệ hiện đại.

Về kinh phí thực hiện Đề án theo tờ trình của Chính phủ, tổng nhu cầu vốn trong giai đoạn 2021 - 2030 là 610.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương là 200.000 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương và xã hội hóa là 410.000 tỷ đồng.

Ở giai đoạn 2021 - 2025, ngân sách trung ương là 80.000 tỷ đồng và ngân sách địa phương, xã hội hóa là 168.000 tỷ đồng. Để đảm bảo tính khả thi, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đề nghị Chính phủ tổng hợp đầy đủ kinh phí đã phân bổ ở tất cả các ngành, lĩnh vực đã được Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết 29 và đối chiếu với Nghị quyết 23 của Quốc hội về thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn đầu của đề án.

Qua thảo luận, đa số ý kiến của Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường tán thành với tờ trình của Chính phủ về việc Quốc hội cần thiết ban hành nghị quyết riêng của Chính phủ về vấn đề này.

Xem thêm
Khó bố trí quỹ đất di dời cơ sở chăn nuôi

SƠN LA Trên địa bàn Sơn La, một số cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, công tác quy hoạch vùng chưa gắn định hướng phát triển lâu dài.

Tiêm phòng vacxin dại tập trung mang lại nhiều lợi ích

TÂY NINH Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh tiếp tục tiêm ngừa dại cho đàn chó, mèo theo hình thức tập trung tại 9 huyện, thị xã, thành phố nhằm kiểm soát bệnh dại hiệu quả.

Lãi tiền tỷ nhờ cây mận 'nhà giàu'

Sóc Trăng Một nông dân ở Cù Lao Dung lãi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, nhờ trồng giống mận (doi) hồng MST trái to, giòn, ngọt và ít nước.

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc: [Bài 5] Nghiên cứu giống tằm mới

Để ngành tằm tơ chiếm lĩnh thị trường cần quy hoạch vùng nguyên liệu, nghiên cứu lai tạo các giống dâu, tằm mới, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, chế biến.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

Kiên Giang xử lý triệt để tàu cá ‘3 không’

KIÊN GIANG Đến đầu năm 2025, Kiên Giang đã xử lý triệt để tàu cá ‘3 không’ trên địa bàn, thực hiện đạt 100% số tàu cần đăng ký.

Kiểm tra đột xuất về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng

THÁI NGUYÊN Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng.