| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1

Chủ Nhật 29/07/2018 , 09:50 (GMT+7)

Không cho con đi học chữ sớm như nhiều bà mẹ khác, mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam chọn cho con phương pháp khác, từ chính những gì thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày để giúp bé tập trung, làm quen với những con chữ.

Không "tiểu học hóa"

Giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phan Hồ Điệp chia sẻ những kinh nghiệm đối với con trai của mình - "thần đồng" Đỗ Nhật Nam khi chuẩn bị bước chân vào lớp 1. Theo đó, chị Điệp cho biết chị áp áp dụng Giáo dục sớm nhưng mình không ủng hộ việc “tiểu học hóa” cho con, tức là, không mong muốn dạy con sớm biết đọc, biết viết.

tre-con141316193
Ảnh minh họa

“Khoảng thời gian Nam 5 tuổi, mình tập trung dạy con những kĩ năng tiền học đường, bao gồm: Dạy con cách quan sát: Mình cho rằng, quan sát tốt sẽ rất có lợi trong việc phát triển tư duy nên mình kiên trì dạy Nam quan sát từ khi còn nhỏ. Sang đến 5 tuổi, việc quan sát trở nên có tính mục đích hơn, được giao thành những nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ, khi cho Nam đi chơi công viên, mình đố Nam tìm những loại hoa mọc trong bãi cỏ xem chúng thế nào, mình chỉ vào những cây dây leo bám trên cây cổ thụ hỏi Nam xem chúng sống được là nhờ đâu. Những gì Nam quan sát được về nhà mình tiếp tục giải thích cho Nam thông qua sách vở”, chị Phan Hồ Điệp chia sẻ.

Ngoài ra, người mẹ - giảng viên đại học cũng cho biết không chỉ quan sát thiên nhiên, chị còn hướng dẫn Nam quan sát những hành vi, những hoạt động của mọi người xung quanh, chỉ cho Nam thấy đâu là những việc làm tốt, những việc làm nào chưa tốt… Việc quan sát còn được thực hiện trên sách vở, ví dụ cho Nam quan sát để tìm điểm khác biệt, để nhận xét…

“Với mong muốn kết hợp giữa kĩ năng quan sát và phát triển ngôn ngữ, mình thường thực hiện quan sát theo một quá trình, bao gồm: Nêu nhiệm vụ (mục đích quan sát), hướng dẫn cách quan sát, đặt câu hỏi, kể lại thật hấp dẫn những điều đã quan sát được. Cách làm đó khiến cho việc quan sát như một môn học, tất nhiên, ngoài “giờ học” đó con có thể quan sát bất cứ việc gì con thích và kể lại cho mẹ nghe. Mình cho rằng, những điều quan sát đó sẽ giúp các bé sống chan hòa với thiên nhiên, với mọi người và sẵn sàng những trải nghiệm để bước vào lớp 1”, chị Điệp nói.
 

Dạy trẻ khả năng tập trung

Chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sang học tập nên để có thể ngồi tập trung trong suốt cả thời gian một tiết học thật khó khăn đối với các bé. Để rèn khả năng này, chị Điệp đã giúp Nam luyện tập sự tập trung, ban đầu là dưới dạng trò chơi. Những trò chơi này, Nam đều nhớ và ghi lại trong các cuốn tự truyện của mình. Phổ biến nhất là trò: Cho sóc vào trong hang. Hai chân Nam được bố lồng trong cái bao tải, gọi là “nhốt sóc”, sau đó sẽ giao một nhiệm vụ gì đó cho Nam thực hiện. Nam sẽ làm theo đúng thời gian quy định. Nếu trong khoảng thời gian đó, Nam không ngọ nguậy, không xin đi lại, và làm đúng nhiệm vụ được giao, thì Nam sẽ thắng. Cứ thế, dần dần tăng thời gian “nhốt sóc”.

Sau khi rèn con được tính tập trung, chị Điệp bắt đầu dạy con cách ngồi học đúng tư thế. Bởi theo chị, đây là điều hết sức quan trọng. Ngồi học đúng tư thế không chỉ giúp cho các bé học hiệu quả hơn mà còn giữ gìn đôi mắt. Nam đọc nhiều, dùng máy tính cũng nhiều nhưng thị lực luôn đạt 10/10, có lẽ vì Nam ngồi học đúng tư thế. Mình treo một bảng dạy tư thế ngồi đúng, tư thế cầm bút trước bàn học của Nam và kiên trì rèn theo tấm bảng đó. Cứ ngồi vào bàn là ngồi theo đúng cách, kể cả để vẽ hay tô màu. Mình cùng thường “thị phạm” cho Nam cách ngồi đúng hoặc cùng Nam chơi trò chơi như: Một người đếm 1,2,3, người kia phải ngồi ngay vào bàn và theo đúng tư thế, nếu ai làm chậm hoặc ngồi không đúng là sẽ thua.

Khi đến trường, để trẻ hòa nhập tốt, trẻ phải có các kĩ năng giao tiếp, do đó chị Hồ Điệp luôn dạy Nam cách nói lời cảm ơn, xin lỗi, cách giới thiệu bản thân, cách bày tỏ những ý kiến của mình… Tất cả những điều này phải làm thường xuyên theo từng ngày và thực hành ngay để dễ ghi nhớ.

Dạy con cách làm việc nhóm, theo đó chị thường rủ Nam chơi các trò chơi với các bạn gấu, thỏ… trong đó mỗi hôm một bạn sẽ giao nhiệm vụ gì đó và “cả nhóm” cùng hoàn thành. Có hôm Nam là người chủ trì nhưng cũng có hôm “bạn Gấu” giao nhiệm vụ. Qua đó, mình hướng dẫn Nam cách nêu nhiệm vụ, cách thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả.

“Thực tế khi mình đi dạy học có nhiều bé rất thông minh nhưng không hợp tác với bạn nên bé cũng gặp những khó khăn trong công việc. Mình cũng thường xuyên cho con tham gia chơi với các nhóm bạn, lặng lẽ quan sát ghi nhận những khó khăn cũng như những ưu điểm của con khi chơi để góp ý cho con”, chị Điệp chia sẻ.

Người mẹ này cũng chia sẻ bí kíp dạy chữ cho con. Thay vì bắt con đọc, học trước theo bài vở khuôn mẫu, chị Điệp cho con “chơi” với các con chữ. Chị nhấn mạnh chỉ là “chơi” thôi chứ không phải dạy đọc. Theo đó, chị dạy cho con nhận biết các chữ cái ở ba kiểu viết thường, viết in hoa, viết nghiêng. Chị cho con chơi nặn các chữ cái, đặc biệt là nặn để ghép tên của mình (nhận biết và thể hiện được tên mình giống như cho con hình thành “cái tôi” của mình vậy). Chị cũng dạy con biết cách cầm sách, dạy con học thuộc lòng những đoạn thơ, đoạn văn ngắn. Dạy con phân biệt hướng của các con chữ (phải, trái, trên, dưới), dạy một số nét cơ bản (nét khuyết, nét móc, nét thẳng, nét cong, nét móc hai đầu), chơi trò chơi đánh vần…

(Kiến thức gia đình số 30)

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cho vay theo chuỗi giá trị, kênh 'bơm vốn' giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp

Hội thảo 'Thực trạng cho vay theo chuỗi giá trị tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á' thảo luận về các kinh nghiệm tín dụng nông nghiệp hiện nay.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.