| Hotline: 0983.970.780

Chương trình OCOP gắn với nông thôn mới tạo ra lợi ích kép

Thứ Sáu 25/12/2020 , 09:55 (GMT+7)

Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' OCOP kể từ khi được định hướng gắn liền với xây dựng nông thôn mới thực sự tạo ra lợi ích kép bền vững.

Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới thực sự mang lại hiệu quả, lợi ích kép cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: Nguyên Huân.

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới thực sự mang lại hiệu quả, lợi ích kép cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: Nguyên Huân.

Nhằm đánh giá chặng đường hai năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP tại các địa phương về những kết quả đạt được, những khó khăn cần tháo gỡ, những định hướng, giải pháp cho giai đoạn tiếp theo, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Văn phòng Nông thôn mới Trung ương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: Sản phẩm OCOP gia tăng thu nhập góp phần hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM).

Theo Văn phòng Nông thôn mới Trung ương, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP giai đoạn 2018 - 2020 vào tháng 5/2018, các sản phẩn nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương được hỗ trợ phát triển theo chuỗi giá trị.

Với hàng nghìn làng nghề truyền thống và nhiều mặt hàng nông sản, đặc sản cấp Quốc gia, cấp vùng miền, nếu khai thác phát huy tốt sẽ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy xây dựng NTM.

Hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP đang được các địa phương triển khai tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và cả nông dân. Đến nay đã có 63/63 tỉnh thành trên cả nước phê duyệt đề án, kế hoạch chương trình OCOP; 40 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm với trên 3.300 tổ chức kinh tế tham gia, trên 1.800 sản phẩm OCOP được công nhận (đạt 78,4% so với kế hoạch là 2.400 sản phẩm).

OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị và là giải pháp, là nhiệm vụ triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM.

Mục tiêu cụ thể của chương trình là “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) hướng đến phát huy tiềm năng, lợi thế và 4.800 sản phẩm của tất các địa phương bao gồm 6 nhóm sản phẩm khác nhau của khu vực nông thôn, đồng thời từ đây cũng triển khai thực hiện 8-10 mô hình làng văn hóa du lịch, củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, HTX tham gia chương trình OCOP.

Và để phát huy hiệu quả nội lực của địa phương vai trò của chính quyền địa phương là rất quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình triển khai không ít địa phương đã vấp phải những khó khăn, những vướng mắc như nguồn nguyên liệu còn mang tính thời vụ, thiếu vốn, việc xúc tiến thương mại còn hạn chế.

Thông qua chương trình OCOP sẽ góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: Nguyên Huân.

Thông qua chương trình OCOP sẽ góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: Nguyên Huân.

Theo văn phòng điêu phối NTM một số tỉnh, thành, trong quá trình thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, nhiều sản phẩm chủ thể còn sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, một số sản phẩm chủ lực của các địa phương chưa xây dựng được thương hiệu, sản phẩm tiêu thụ còn chủ yếu ở dạng thô, giá trị sản phẩm chưa cao.

Tới đây các chương trình sản phẩm OCOP cần được các địa phương tiếp tục ưu tiên phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, theo hướng tập trung đi sâu vào chất lượng, chế biến sâu, tăng cường hơn nữa sự tham gia của cấp xã, cộng đồng người dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt là phấn đấu phát triển mới khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX tham gia chương trình.

Theo Bộ NN-PTNT, OCOP với trọng tâm phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện.

Trong chương trình OCOP, Nhà nước đóng một vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả của nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất trong bộ tiêu chí Quốc gia về NTM.

Thông qua chương trình OCOP sẽ góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất