| Hotline: 0983.970.780

Chuyện nghề nông ở Hồng Kông thời dịch

Thứ Tư 19/02/2020 , 09:14 (GMT+7)

Dịch viêm phổi cấp vô hình trung tạo thêm một thói quen mới cho người dân lãnh thổ Hồng Kông: Xếp hàng mua nông sản.

Người dân mua rau trồng tại Mapopo. Ảnh: Dickson Lee.

Người dân mua rau trồng tại Mapopo. Ảnh: Dickson Lee.

Thói quen này được hình thành từ sau cơn sốt tìm kiếm mua khẩu trang và nước rửa tay phòng hộ của người dân do lo sợ lây nhiễm virus Corona bắt nguồn từ đại lục.

“Chúng tôi có rất nhiều người đang chờ đợi, vì vậy xin hãy đừng vội, chúng tôi hy vọng hôm nay ai cũng mua được rau”, nông dân Becky Au Hei-man, 34 tuổi nói to trước hàng người dài hơn sáu chục khách đeo khẩu trang chờ tới lượt mua rau ở Mapopo hôm Chủ nhật tuần trước.

Dịch giã leo thang đến nay đã có gần 60 người Hồng Kông nhiễm virus viêm phổi, kéo theo nỗi lo sợ hãi khiến người dân đổ xô đến các siêu thị mua vét gạo, giấy vệ sinh và rau quả tươi đem về nhà tích trữ. Giá nhiều mặt hàng vì thế cũng tăng theo.

Theo Hiệp hội Tiếp thị Rau quả  Hong Kong (VMO), kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, chi phí sản xuất nhiều loại nông sản đã tăng vọt từ 30 đến 100%. Mặc dù sau đó nỗi lo sợ có giảm xuống nhưng nhìn chung giá cả sinh hoạt vẫn ở mức cao do phần lớn hàng hóa đều chuyển từ đại lục sang, tạm thời bị gián đoạn nguồn cung.

Các loại rau được trồng ở Hồng Kông lâu nay đều có giá cao hơn từ 20 đến 30% so với các sản phẩm cùng loại từ đại lục và chúng thường được bán thông qua hệ thống của VMO. Rất hiếm khi rau củ được người tiêu dùng đến tận trang trại mua trực tiếp như hiện nay.

“Các loại nông sản địa phương luôn đắt hơn và khó mua. Nhưng giờ đây thì ngay cả rau chuyển từ đại lục về cũng đắt đỏ càng khiến rau quả trồng tại đây hút khách hơn”, bà nội trợ Tiff Cheung cho hay.

Còn bà Ma, một khách quen thuộc khu dân cư Ho Man Tin và bạn chợ phải cuốc bộ cả giờ đồng hồ đến trang trại Mapopo để mua rau vào mỗi Chủ nhật. Bà Ma cho biết, đã đến 45 phút trước khi chợ rau mở cửa vì có quá đông khách. “Nếu không đến sớm sẽ chả có rau mà mua”, bà Ma nói.

Becky Au Hei-man, đồng sáng lập trang trại cộng đồng Mapopo, ở Fanling. Ảnh: Dickson Lee.

Becky Au Hei-man, đồng sáng lập trang trại cộng đồng Mapopo, ở Fanling. Ảnh: Dickson Lee.

Chủ trang trại cho hay, doanh thu bán hàng từ cửa hàng tự phát này được tổ chức tuần hai lần, vào thứ Tư và Chủ nhật đã tăng từ 7.000 đô la Hồng Kông lên 16.000 đô la Hồng Kông vào cuối tuần trước.

“Thông thường thì tuần sau Tết Nguyên đán thì mùa màng đều chậm khởi động lại  nhưng năm nay lại tăng sốc khiến chúng tôi hoàn toàn bị động”, chủ trang trại tên Au giãi bày, hồi tuần trước đã phải đi gom rau trong chợ vì không có đủ nguồn hàng để phục vụ.

Bà Au có trang trại trồng rau ở làng Ma Shi Po, thuộc tổ hợp Mapopo được thành lập hồi  năm 2009 để thực hành mô hình nông nghiệp đô thị bền vững nhưng dự kiến toàn bộ 40 hộ canh tác sẽ bị mất nghề vào quý III năm nay để nhường đất cho công ty bất động sản.

Hiện đất nông nghiệp chỉ chiếm 4,5% lãnh thổ Hồng Kông, trong đó có tới 84% vẫn đang bị bỏ hoang.

Nông dân ở trung tâm tài chính châu Á cho hay, trong xu thế đô thị hóa, thời gian qua họ đã được chính quyền đưa ra một số lựa chọn, bao gồm tái định cư đến những vùng đất xa hơn, hoặc nhận bồi thường và từ bỏ nghề nông. Tuy nhiên, quá trình đàm phán đã bị trì hoãn do đại dịch viêm phổi bất ngờ bùng phát và chưa biết khi nào mới được kết nối lại.

(SCMP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm