| Hotline: 0983.970.780

Có máy bay nông nghiệp đa năng, nông dân trồng lúa nhàn hơn bao giờ hết

Thứ Năm 09/06/2022 , 18:06 (GMT+7)

Cần Thơ Máy bay nông nghiệp đa năng có thể thay thế nông dân từ gieo sạ, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, tương lai nông dân trồng lúa nhàn hơn bao giờ hết.

Trước làn sóng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng các tiến bộ mới về khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực và ngành nông nghiệp không ngoại lệ.

Máy bay không người lái phục vụ sản xuất nông nghiệp (drone) một trong những thiết bị cơ giới hóa công nghệ cao, đang dần trở nên phổ biến và được ngành nông nghiệp các địa phương vùng ĐBSCL đánh giá mang lại hiệu quả cao, cần được nhân rộng. Hiện nay, thiết bị drone ngày càng được cải tiến, nhiều tính năng nổi trội được tích hợp như vừa rải phân bón, phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và cả thay thế nông dân trong việc gieo sạ.

Mới đây, Công ty cổ phần Đại Thành phối hợp với Viện Lúa ĐBSCL xây dựng mô hình trình diễn sạ hạt giống OM380, toàn bộ quy trình từ khâu bón phân hữu cơ đến gieo sạ đều do máy bay nông nghiệp drone Global Check pG100 đảm nhận.

Máy bay đa năng pG100 có thể chở được trọng lượng lớn khoảng 40 kg phân bón, 40 kg hạt giống hoặc 40 lít dung dịch mỗi lần bay. Ảnh: Kim Anh.

Máy bay đa năng pG100 có thể chở được trọng lượng lớn khoảng 40 kg phân bón, 40 kg hạt giống hoặc 40 lít dung dịch mỗi lần bay. Ảnh: Kim Anh.

Lượng hạt giống được gieo theo công thức 100 kg/ha, đồng thời đơn vị cũng xây dựng mô hình đối chứng bên cạnh với phương pháp sạ thủ công bằng tay, để so sánh hiệu quả về năng suất, sâu bệnh hại và giảm chi phí giữa 2 phương pháp này.

Nói về tính năng nổi bật của máy bay nông nghiệp pG100, Ông Nguyễn Đức Trường, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Thành cho biết, so với các dòng máy bay nông nghiệp hiện có trên thị trường, pG100 có thể chở được trọng lượng rất lớn khoảng 40 kg phân bón, 40 kg hạt giống hoặc 40 lít dung dịch trên mỗi lần bay.

Đồng thời, ông Nguyễn Ngọc Hoàng, Trưởng bộ môn Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch (Viện Lúa ĐBSCL) cho biết thêm, hiện nay ứng dụng cơ giới hóa trên đồng ruộng có rất nhiều thiết bị phổ biến như máy sạ cụm, thiết bị drone. Việc tích hợp nhiều tính năng vào trong thiết bị drone, có thể thay thế tất cả công việc của bà con nông dân hay hợp tác xã. Qua đó giúp hạn chế được các tác động khi tiếp xúc với thuốc BVTV, đảm bảo năng suất lúa và tiết giảm nhân công lao động đang thiếu hụt hiện nay.

“Một ngày một thiết bị drone có thể phun vài chục hecta, nếu thực hiện thủ công tối đa lao động chỉ có thể thực hiện 5 hecta/ngày, nhưng máy thì làm gấp 10 lần con người, do đó tỷ lệ lợi nhuận của người sử dụng drone sẽ cao hơn”, ông Hoàng cho biết.

Là thiết bị mang hàm lượng chất xám cao, vì thế giá thành của thiết bị drone cũng ở mức khá cao, dao động từ 300 – 700 triệu đồng, để đại đa số nông dân có điều kiện được tiếp cận công nghệ tối ưu này, ông Hoàng cho rằng, từ chính sách của nhà nước như các chương trình khuyến nông và cả chính sách của công ty kinh doanh thiết bị drone thực hiện hỗ trợ nông dân theo nhiều hình thức như cho thuê, làm dịch vụ tính theo giờ bay.

Ruộng trình diễn gieo sạ bằng máy bay đa năng pG100. Ảnh: Kim Anh.

Ruộng trình diễn gieo sạ bằng máy bay đa năng pG100. Ảnh: Kim Anh.

Với giá thành trên, để nông dân có điều kiện tiếp cận và trang bị thiết bị drone cho ruộng lúa của gia đình, ông Trường thông tin thêm, Công ty đã đưa ra một số giải pháp, chính sách hỗ trợ cho bà con nông dân theo chương trình mua bán máy trả góp hoặc góp vốn cùng Công ty.

Bên cạnh đó, hiện nay Viện Lúa ĐBSCL đang phối hợp với một đơn vị trong nước cung cấp miễn phí máy bay nông nghiệp drone và đang xây dựng trung tâm bảo trì, sửa chữa thiết bị bay. Chương trình ngoài mục đích đào tạo đội ngũ phi công, còn khuyến khích nông dân, hợp tác xã mạnh dạn ứng dụng thiết bị drone để canh tác lúa thông minh, tiết giảm chi phí sản xuất, đảm bảo sức khỏe, bảo vệ môi trường.

Máy bay không người lái pG100 thế hệ mới, hệ thống điều khiển thông minh SuperX4 Pro là phiên bản nâng cấp tiên tiến nhất, kết hợp thuật toán trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ, cùng hệ thống truyền động hiệu suất cao và nhanh chóng. Với nền tảng bay và hệ thống nhiệm vụ được tách biệt hoàn toàn, dễ dàng lắp ráp mọi lúc mọi nơi. Máy có công suất phun từ 30 – 35 hecta/giờ, không kén thuốc, lưu lượng xả 12 lít/phút. pG100 với trọng tải hiệu quả 40 lít, 40 kg/lần bay. Hệ thống điện được nâng cấp và các mẫu điều khiển thông minh mới, cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động và giảm chi phí vận hành.

Máy được tích hợp 3 tính năng: Phun thuốc, chiều rộng phun 10 mét, kích thước giọt phun nhỏ nhất có thể đạt tới 60 micromet; hệ thống gieo sạ có thể tăng dung tích thùng chứa lên 55 lít, chiều rộng gieo có thể được điều chỉnh với độ chính xác cao và tốc độ gieo tối đa được tăng lên 13,8m/giây. Một bộ pin có thể bay 7 chuyến để hoàn thành việc rải 280 kg phân ure.

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Hưng Long 555- ‘lựa chọn vàng’ cho nông dân ĐBSCL và Đông Nam bộ

ĐBSCL Giống lúa Hưng Long 555 khẳng định vị thế tại ĐBSCL và Đông Nam bộ nhờ năng suất cao, chất lượng gạo tốt, chống chịu sâu bệnh, mang hiệu quả kinh tế cao nông dân.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất