| Hotline: 0983.970.780

Công an Hà Nội mở đợt cao điểm xử lý tàu khai thác cát trái phép trên Sông Hồng

Thứ Sáu 20/07/2018 , 17:19 (GMT+7)

Hiện nay Công an thành phố Hà Nội đã mở đợt cao điểm đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản cát, sỏi trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung vào những địa bàn, khu vực trọng điểm về hoạt động khai thác, tập kết, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi.

Tàu khai thác cát trái phép bị công an quận Bắc Từ Liêm bắt giữ ngày 19/7/2018

Tối ngày 19/7, khi Đội Cảnh sát môi trường Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội  đang tuần tra trên tuyến sông Hồng thì phát hiện chiếc tàu mang mã số đăng kiểm VR 07032687 đang neo đậu giữ dòng sông Hồng đoạn địa phận giáp ranh giữa quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh (Hà Nội) có nhiều dấu hiệu nghi ngờ. Ngay sau đó, đội đã lập kế hoạch mật phục theo dõi đến 20h30 tối cùng ngày, khi các đối tượng đang thực hiện hành vi khai thác trái phép, lực lượng chức năng đã lập tức tiếp cận bao vây và bắt quả tang hành vi khai thác cát trái phép của chiếc tàu nói trên.

Tại thời điểm bắt quả tang, 3 đối tượng đang vận hành tàu không xuất trình được giấy tờ do cấp có thẩm quyền cấp phép khai thác cát. Điều tra ban đầu, các đối tượng khai nhận chỉ là công nhân làm thuê cho chủ tàu.

Các đối tượng cho biết, tàu có sức chứa 300m3, với 2 chiếc vòi hút công suất lớn chỉ cần 3 giờ đồng hồ là có thể hút đầy khoang chứa. Thủ đoạn hoạt động của nhóm “cát tặc” này là thường lợi dụng đêm tối, trong ngày mưa bão để khai thác cát trái phép và sau đó vận chuyển đến các bến bãi để bán. Mỗi 1m3 cát sẽ được bán với giá 40.000 đồng/ khối.

Hiện lực lượng chức năng đã lập hồ sơ tạm giữ phương tiện để tiếp tục xác minh làm rõ và đề xuất xử lý theo quy định pháp luật.

Trước đó, rạng sáng 11/7, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cùng với Phòng Cảnh sát đường thủy - Công an TP Hà Nội bắt quả tang 4 tàu đang khai thác cát trái phép trên sông Hồng.

Theo báo cáo của Phòng Cảnh sát đường thủy - Công an thành phố Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2018, đơn vị đã phát hiện và phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an và Công an các quận, huyện, thị xã bắt giữ 76 vụ với 82 phương tiện khai thác cát trái phép, sai phép; tăng 7 vụ so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, riêng tại địa bàn huyện Phúc Thọ, Cảnh sát đường thủy đã phát hiện, phối hợp với các lực lượng khác bắt giữ 19 vụ với 21 phương tiện khai thác cát trái phép.

Hiện nay Công an thành phố Hà Nội đã mở đợt cao điểm đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản cát, sỏi trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung vào những địa bàn, khu vực trọng điểm về hoạt động khai thác, tập kết, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi.

Trong quá trình thực hiện cao điểm, Công an Hà Nội sẽ xử lý nghiêm những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi (các tổ chức được cấp phép hoạt động nạo vét luồng tận thu sản phẩm, khai thác bãi nổi…) vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản và các quy định pháp luật có liên quan.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.