| Hotline: 0983.970.780

Công an Lạng Sơn bắt hơn 200 vụ buôn lậu, hàng giả

Thứ Tư 08/11/2023 , 14:21 (GMT+7)

Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết đơn vị này phối hợp với các lực lượng đã điều tra bắt giữ 208 vụ vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm.

Lực lượng chức năng Lạng Sơn bắt giữ lô gà nhập lậu tại khu vực huyện Lộc Bình. Ảnh: Công an tỉnh Lạng Sơn.

Lực lượng chức năng Lạng Sơn bắt giữ lô gà nhập lậu tại khu vực huyện Lộc Bình. Ảnh: Công an tỉnh Lạng Sơn.

Đấu tranh, bắt giữ 208 vụ buôn lậu, hàng giả

Lãnh đạo Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, đơn vị đã triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ban chỉ đạo 389 các cấp, Cục C03 - Bộ Công an về công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và Kế hoạch số 1087/KH-CAT-PC03, ngày 15/3/2023 của Công an tỉnh về thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm năm 2023.

Hàng hóa thu giữ gồm: 4 tấn thịt bắp trâu đông lạnh, 21m3 ván bóc từ gỗ thông (gian lận thương mại), 4.500 kit test, 3,000kg hạt giống; 7.800 bầu cây giống sầu riêng; 48.830 con gia cầm (gà, vịt con giống), 100 hộp kem dưỡng da nhãn hiệu Hatomugi, 2.354kg vải sử dụng may lót găng tay; 10 chiếc xe đạp điện trẻ em; 550 chiếc ca inox; 900 chiếc ô cầm tay, 300 chiếc túi xách, 2.000 đũa ăn bằng tre, 500 phụ kiện sản xuất giày cao su, 70 chiếc áo sơ-mi nam; 1135 điếu thuốc lá điện tử, 9190 phụ kiện đầu thuốc, 790 phụ kiện lõi thuốc, 204 lọ tinh dầu; bánh kẹo, chân gà, xúc xích đóng gói; 60 cốc inox giữ nhiệt, 70kg dây đàn kim loại, 10kg ghim cài trang trí áo, ba lỗ; 5 máy tử các loại và nhiều mặt hàng quần áo, gia dụng khác... làm bánh; 4.000 lưỡi dao cắt gỗ, 798 khung sắt các loại, 5 bình kim loại và đồ điện.

Trong 10 tháng đầu năm 2023, Phòng Cảnh sát kinh tế cùng các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố đã đấu tranh, bắt giữ 208 vụ vi phạm, phạt hành chính 48 vụ, 48 đối tượng = 324.000.000 đồng; Khởi tố 18 vụ (2 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; 16 vận chuyển buôn bán hàng cấm), chuyển cơ quan chức năng 99 vụ, đang xử lý 45 vụ (giảm 15 vụ so với cùng kỳ năm 2022)

Cụ thể, công an tỉnh Lạng Sơn bắt giữ 164 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, thu giữ hàng hóa trị giá khoảng 8,9 tỷ đồng (tăng 7 vụ so với cùng kỳ năm 2022), 18 vụ hàng giả trị giá 404 triệu đồng (do lực lượng Quản lý Thị trường xử lý).

16 vụ sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng cấm (1.273 kg pháo nổ) tăng 14 vụ, 19 đối tượng so với cùng kỳ 2022. Khởi tố 16 vụ, 22 bị can; 01 vụ kinh doanh trái phép pháo hoa.

Trong đó, Phòng Cảnh sát kinh tế phát hiện, bắt giữ 57 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ trị giá khoảng 3,7 tỷ đồng (tăng 19 vụ so với cùng kỳ 2022), 10 vụ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trị giá khoảng 365 triệu đồng (phối hợp Quản lý Thị trường).

Trong 10 tháng đầu năm 2023, Phòng PC03 cùng các đơn vị nghiệp vụ đã khởi tố mới 4 vụ, 4 bị can tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (1 vụ, 3 bị can tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; 3 vụ, 2 bị can tội buôn lậu). Trong đó, Phòng PC03 khởi tố 2 vụ, 4 bị can buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Phòng chống nhập lậu gia cầm

Liên quan đến việc phòng chống nhập lậu gia cầm, khoảng 21h ngày 1/11/2023, tổ công tác Công an huyện Cao Lộc phối hợp với Đồn biên phòng Thanh Lòa, huyện Cao Lộc làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự tại thôn Bản Rọi, xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc, phát hiện tại sân nhà ông Hà Văn Phẳng (SN 1984) có 14 sọt nhựa chứa 1.115 con gà giống, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc của số gia cầm trên. Làm việc với cơ quan chức năng, ông Phẳng cho biết, có một người đàn ông không quen biết đã thuê ông vận chuyển số gà trên từ Trung Quốc về Việt Nam qua mốc 1153, tập kết về nhà ông rồi sẽ có người đến lấy, nếu trót lọt sẽ được trả 1.200.000 đồng. Ước tính số gà giống trên trị giá khoảng 10 triệu đồng.

Hiện, toàn bộ số tang vật đã được bàn giao cho lực lượng chức năng để xử lý, tiêu hủy theo đúng quy định.

Lạng Sơn là tỉnh miền núi với 10 huyện, 1 thành phố; diện tích tự nhiên 8.310,09km2. Có đường biên giới tiếp giáp với Quảng Tây (Trung Quốc) dài 231,74km, 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu song phương, các cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn lối mở qua lại biên giới.

Gà nhập lậu bị các lực lượng chức năng ở Cao Lộc thu giữ. Ảnh: Huyền Mỹ/Công an tỉnh Lạng Sơn.

Gà nhập lậu bị các lực lượng chức năng ở Cao Lộc thu giữ. Ảnh: Huyền Mỹ/Công an tỉnh Lạng Sơn.

Là điểm đầu tiên của Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước ASEAN, vị trí địa lý trên đã tạo cho Lạng Sơn có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển thương mại biên giới, song cũng tiềm ẩn nguy cơ để các đối tượng lợi dụng để buôn bán, vận chuyển hàng hóa nhập lậu.

Theo Ban chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn, trong 6 tháng đầu năm 2023, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã kiểm tra, xử lý vi phạm 2.856 vụ, tăng 44,97% so với cùng kỳ; xử phạt vi phạm hành chính 2.490 vụ, tăng 43,76% so với cùng kỳ. Tính đến thời điểm hiện tại, đã khởi tố 229 vụ, tăng 41,36%, 333 đối tượng, tăng 39,33% so với cùng kỳ năm 2022.

Trước tình hình đó, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn yêu cầu tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn tình trạng vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chống buôn lậu của các đơn vị chức năng để phòng ngừa tiêu cực, gắn với đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc kiểm tra, giám sát cán bộ thực thi công vụ.

Cụ thể, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục duy trì thường xuyên quân số trực tại các lán chốt trên biên giới và tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ các đường mòn trên biên giới, các kho bãi, điểm tập kết hàng hóa ở ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý các đối tượng buôn lậu, vận chuyển hàng hóa, gia cầm giống trái phép qua biên giới.

Cục Hải quan Lạng Sơn tăng cường công tác nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, hành lý xuất nhập cảnh, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những đối tượng có hành vi buôn lậu và gian lận thương mại qua cửa khẩu.

Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn phối hợp với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về pháp luật thú y; phối hợp chặt chẽ trong công tác xử lý hàng hóa, tang vật là động vật, sản phẩm động vật nhập lậu.

Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn tăng cường lực lượng cho những địa bàn trọng điểm, có tình hình buôn lậu diễn biến phức tạp để kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm; nhất là gian lận thương mại để đưa hàng lậu vào lưu thông trên thị trường, kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, việc mua bán, trao đổi hàng hóa trên sàn giao dịch điện tử, các nền tảng mạng xã hội.

Công an tỉnh tiếp tục chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các huyện, nhất là các huyện biên giới tăng cường lực lượng cho các đơn vị ở địa bàn trọng điểm, quyết liệt triển khai các biện pháp nghiệp vụ, trinh sát; phát hiện và xử lý triệt để các đường dây, tụ điểm, các đối tượng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng lậu, gia cầm giống trên địa bàn; phát hiện, đấu tranh có hiệu quả đối với các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm trên không gian mạng.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm