| Hotline: 0983.970.780

Công khai danh tính các trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giết mổ

Thứ Tư 08/03/2023 , 17:58 (GMT+7)

Các đối tượng vi phạm việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giết mổ trên địa bàn TP. HCM sẽ bị xử lý nghiêm và thông tin công khai danh tính với dư luận.

Ảnh: Nguyễn Thủy.

Một cơ sở chăn nuôi bò áp dụng mô hình chăn nuôi khép kín, an toàn sinh học trên địa bàn huyện Củ Chi, TP. HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

UBND TP. HCM vừa có chỉ đạo về tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giết mổ gia súc.

Theo đó, Sở NN-PTNT TP. HCM có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về những nguy hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với sức khỏe cộng đồng và uy tín của ngành chăn nuôi Việt Nam.

Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. HCM phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại cơ sở chăn nuôi (đặc biệt là cơ sở nuôi vỗ béo), các cơ sở giết mổ gia súc; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chương trình giám sát sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Đồng thời, thực hiện nghiêm các quy định về trình tự, thủ tục kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ theo quy định của pháp luật về thú y tại các cơ sở giết mổ.

Mặt khác, Sở NN-PTNT TP. HCM phối hợp với UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, các đoàn kiểm tra liên ngành xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, kinh doanh, giết mổ gia súc trái phép.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành và UBND TP Thủ Đức và các quận - huyện tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm. Trong đó, tập trung tuyên truyền những nguy hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với sức khỏe cộng đồng.

Phối hợp các Đoàn kiểm tra liên ngành xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trái phép. Tăng cường kiểm tra, giám sát tồn dư chất cấm trong chăn nuôi trên sản phẩm động vật tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chợ đầu mối...

Tăng cường kiểm tra, giám sát tồn dư chất cấm trong chăn nuôi trên sản phẩm động vật tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chợ đầu mối... Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tăng cường kiểm tra, giám sát tồn dư chất cấm trong chăn nuôi trên sản phẩm động vật tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chợ đầu mối. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Cục Quản lý Thị trường TP. HCM chủ trì, phối hợp các Đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn, chỉ đạo các Đội Quản lý Thị trường trực thuộc phối hợp với các Đoàn kiểm tra liên ngành phòng chống dịch bệnh động vật tại địa phương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia súc trái phép; các trường hợp mua bán, vận chuyển chất cấm trong chăn nuôi.

Công an TP. HCM chủ trì thành lập các chuyên án, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân mua bán, vận chuyển, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện chủ trì, phối hợp với Sở NN-PTNT (Chi cục Chăn nuôi và Thú y), Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục tuyên truyền rộng rãi về những nguy hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với sức khỏe cộng đồng và uy tín của ngành chăn nuôi Việt Nam, thông tin kịp thời cho dư luận biết về tình hình và danh tính của các đối tượng vi phạm việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn.

Đồng thời, chỉ đạo các Đoàn kiểm tra liên ngành phòng chống dịch bệnh động vật và an toàn thực phẩm địa phương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vận chuyển, kinh doanh, giết mổ động vật, sản phẩm động vật trái phép trên địa bàn, đặc biệt là các trường hợp sử dụng và nghi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giết mổ gia súc.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp kinh doanh, mua bán, vận chuyển chất cấm trong chăn nuôi.

Trong mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2025, TP. HCM đặt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi giai đoạn 2026 - 2030 duy trì ở mức 3%. Tiếp tục phát triển các con giống vật nuôi chủ lực của thành phố (heo, bò sữa) và trở thành trung tâm sản xuất con giống cho các tỉnh và khu vực vào năm 2030.

Chăn nuôi trên địa bàn TP. HCM đến năm 2030, chủ yếu là trang trại quy mô vừa và lớn, hình thành vùng an toàn dịch bệnh cấp Thành phố đối với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên động vật, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã sản xuất giống vật nuôi chủ lực của thành phố.

Xem thêm
Gần 3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi Quảng Ninh khôi phục tốt

3 tháng sau bão số 3, chăn nuôi của Quảng Ninh, nhất là đàn gia cầm tăng mạnh, cơ bản khôi phục sản xuất so với trước bão.

Tạo cú hích cho Đề án 1 triệu ha lúa trong vụ đông xuân 2024-2025

Vụ đông xuân 2024 - 2025, nhiều giải pháp, mô hình đồng bộ sẽ được triển khai phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại ĐBSCL.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.