| Hotline: 0983.970.780

Công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa

Thứ Hai 28/12/2020 , 10:05 (GMT+7)

Ứng dụng công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa là một trong những giải pháp giúp giảm lượng giống gieo sạ, giảm chi phí, tạo bước đột phá về năng suất.

Ứng dụng công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa giúp giảm lượng giống gieo sạ, giảm chi phí, tạo bước đột phá về năng suất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ứng dụng công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa giúp giảm lượng giống gieo sạ, giảm chi phí, tạo bước đột phá về năng suất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang triển khai Dự án Khuyến nông Trung ương “Ứng dụng công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh ĐBSCL”. Dự án hỗ trợ đầu tư 50% giá trị của 2 bộ thiết bị máy cấy (gồm máy gieo hạt, máy cấy và hệ thống khay) cho nhóm hộ nông dân làm dịch vụ tại huyện Châu Phú và thực hiện mô hình trình diễn ứng dụng mạ khay để cấy lúa bằng máy với tổng diện tích 100ha tại 3 huyện: Châu Thành và Thoại Sơn, Tri Tôn trình diễn vụ Thu Đông 2020 và Đông Xuân 2020-2021.

Nông dân tham gia mô hình trình diễn cấy máy được hỗ trợ 50% lượng giống gieo sạ, tương ứng 25kg giống/ha, giống lúa DS1, Jasmine 85, cấp giống xác nhận. Trong quá trình thực hiện, cán bộ khuyến nông tổ chức tập huấn kỹ thuật đến hộ nông dân. Việc ứng dụng cấy lúa bằng máy có mật độ chuẩn, theo hàng dễ kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh, ít sử dụng thuốc BVTV.   

Cuối vụ thu đông 2020 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông An Giang cùng Trạm Khuyến nông Châu Thành đã tổ chức hội thảo đánh giá lại kết quả thực hiện để rút ra kinh nghiệm thực tế để tiếp tục triển khai cho năm tiếp theo.

Tại hội thảo đại biểu đã được tham quan thực tế tại ruộng của hộ nông dân Dương Chí Hiếu và Trần Chí Sơn. Đông đảo người tham dự đánh giá cao mô hình và tâm đắc áp dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng. Nông dân Huỳnh Bá Phước, ấp Vĩnh Phú, Vĩnh An, Châu Thành có kinh nghiệm làm giống 10 năm tâm sự: Cấy bằng máy tôi rất thích, do hiện nay lao động nông nghiệp tại địa phương không nhiều, giá nhân công tăng. Việc cấy máy phù hợp cho sản xuất, đặc biệt là làm giống.

Thực tế cho thấy ruộng áp dụng cấy máy mang lại hiệu quả cao hơn so với gieo mạ và cấy bằng phương pháp thủ công. Nhờ cấy máy nông dân có lợi nhuận cao hơn từ 10 - 12% so với phương pháp cấy thủ công.

Ngoài ra, nông dân còn an tâm đầu ra cho sản phẩm do được ký hợp đồng bao tiêu với doanh nghiệp. Áp dụng cấy máy, anh Trần Chí Sơn tại xã Vĩnh Bình, Châu Thành thực hiện vụ thu đông vừa qua cho biết: Tôi áp dụng cấy máy 10ha, thấy lúa bén rễ nhanh, nở bụi nhiều và đặt biệt là dễ chăm sóc. Năng suất lúa cao hơn so với phương pháp cấy thông thường, lợi nhuận cũng cao hơn và rút ngắn thời gian lúa trên đồng.

Tại mô hình cấy máy lúa cứng cây, ít đổ ngã nên lúa đẹp, sáng bóng hơn, vì vậy công ty đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với mức giá khá cao Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại mô hình cấy máy lúa cứng cây, ít đổ ngã nên lúa đẹp, sáng bóng hơn, vì vậy công ty đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với mức giá khá cao Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong sản xuất lúa giống, áp dụng cấy máy còn giúp hộ dân dễ dàng ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Điển hình như nông dân Lê Văn Phương, xã An Bình, huyện Thoại Sơn cấy máy với diện tích 50ha, sử dụng giống Jamine 85 trong vụ vừa qua. Anh Sơn chia sẻ: Tôi rất thích cấy bằng máy bởi lúa đều và thẳng hàng, dễ chăm sóc hơn so với cách cấy thủ công. Cấy máy lúa cứng cây, ít đổ ngã nên lúa đẹp, sáng bóng hơn. Doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với mức giá 7.800đ/kg, lợi nhuận thu được 22 - 25 triệu đồng/ha, cao hơn so với cấy thông thường. 

Anh Dương Chí Hiếu, ấp Vĩnh Thọ, Vĩnh Bình, Châu Thành bộc bạch: Chi phí cấy máy mỗi hécta khoảng 4,3 triệu đồng, trong khi cấy theo phương pháp truyền thống từ 5 - 5,3 triệu, có lúc nhân công cấy tập trung không đủ số lượng. Qua đó, mỗi ha cấy máy người nông dân giảm chi phí từ 700 ngàn - 1 triệu đồng/ha so với phương pháp cấy thủ công và cấy máy cho năng suất cao, sản phẩm đẹp, dễ dàng được công ty bao tiêu với giá cao.

Năm 2021 dự án máy cấy sẽ tiếp hỗ trợ 50% lượng giống làm mô hình cũng như hỗ trợ đầu tư máy cấy cho các hộ nông dân có nhu cầu áp dụng trên ruộng lúa của mình hoặc làm dịch vụ kinh doanh.

  • Tags:
Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.