| Hotline: 0983.970.780

'Trong số hơn 100 đoàn cứu trợ chỉ có 2 đoàn hiểu được dân cần gì'

Thứ Bảy 24/10/2020 , 12:46 (GMT+7)

Hơn 42.400 hộ dân tỉnh Hà Tĩnh bị ảnh hưởng bởi trận “đại hồng thủy”. Sau lũ, hộ nghèo sẽ tăng lên rất nhiều, hộ khá giả có khi cũng tái nghèo.

Lũ lịch sử lặp lại sau 6 thập kỷ

Sáng 24/10, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp báo thông tin một số nội dung liên quan đến tình hình thiên tai  thời gian qua và công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 8.

Trận lũ lịch sử năm nay tại TP Hà Tĩnh và các huyện lân cận đã xô đổ đỉnh lũ 60 năm về trước. Ảnh: Gia Hưng.

Trận lũ lịch sử năm nay tại TP Hà Tĩnh và các huyện lân cận đã xô đổ đỉnh lũ 60 năm về trước. Ảnh: Gia Hưng.

Tại đây, ông Trần Đức Bá, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn Hà Tĩnh khẳng định, đợt lũ lịch sử từ ngày 18 – 21/10 là đợt lũ lịch sử 60 năm mới lặp lại.

Các thông số về lưu lượng, tần suất, thời gian mưa đều dồn dập và tăng đột biến so với các đợt lũ 6 thập kỷ về trước. Vì lũ lên nhanh và bất thường nên thiệt hại rất nặng nề.

Số liệu tổng hợp nhanh cho thấy, lũ lụt đã khiến 6 người dân Hà Tĩnh tử vong; 42.456 hộ/151.288 người bị ảnh hưởng; tài sản của hầu hết người dân các xã bị ngập sâu mất trắng.

40 trạm y tế, 1 bệnh viện bị ngập lụt, hư hỏng nghiêm trọng; nhiều hóa chất, thuốc men, trang thiệt bị thiệt hại; đặc biệt tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên, các thiệt bị hiện đại như máy chụp XQ, hệ thống hấp sấy tiệt trùng,... đều đã “khai tử”.

Đối với sản xuất nông nghiệp, ít nhất 132 ha lúa mùa, nhiều diện tích cây ăn quả và hoa màu; 2.317ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập và hư hỏng. Nhiều công trình giao thông bị hư hỏng nghiêm trọng.

Hồ Kẻ Gỗ không xả lũ do ảnh hưởng bão số 8

Theo dự báo của Đài khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, sáng nay, bão số 8 đang ở trên khu vực  đảo Hoàng Sa, suy giảm 2 cấp, gió còn cấp 10. Dự báo khi đi vào gần bờ suy yếu thành ATNĐ và sức gió chỉ còn khoảng cấp 7.

Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Thanh Nga.

Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Thanh Nga.

“Lượng mưa trên địa bàn Hà Tĩnh do ảnh hưởng của bão phổ biến từ 50 - 100 mm. Riêng các huyện ven biển phía Nam của tỉnh như Kỳ Anh, thị Xã Kỳ Anh đề phòng gió mạnh, sóng biển lớn; lượng mưa có thể đạt 100 – 150 mm, gây mất an toàn đối với các hồ chứa nhỏ đã đầy nước”, ông Trần Đức Bá cảnh báo.

Ông Bá đề nghị, chủ hồ chứa nước triển khai ngay các phương án đảm bảo an toàn cho các hồ chứa nhỏ, các hồ chứa xuống cấp nguy cơ mất an toàn cao; chủ động điều tiết các hồ chứa, vừa đảm bảo an toàn cho công trình giảm thiệt hại cho vùng hạ du, vừa đảm bảo tích đủ nước cho sản xuất năm 2021.

Thời gian qua, mưa kéo dài trong nhiều ngày, đất đã bão hòa nước nên rất dễ xảy ra sạt lở khi có mưa lớn, vì vậy các địa phương cần tổ chức kiểm tra, rà soát kỹ tất cả các vị trí có nguy cơ cao về sạt lở đất; phân công cán bộ theo dõi cụ thể các vùng có nguy cơ cao về thiên tai, chủ động triển khai các phương án ứng phó phù hợp; thông báo đến tận từng hộ gia đình nằm trong vùng nguy hiểm để chủ động ứng phó, phòng tránh hiệu quả.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Giám đốc phụ trách Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cho hay, với lượng mưa ảnh hưởng bão số 8 dự báo 50 - 150mm, hồ Kẻ Gỗ sẽ không phải xả lũ. Ảnh: Thanh Nga.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Phó Giám đốc phụ trách Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cho hay, với lượng mưa ảnh hưởng bão số 8 dự báo 50 - 150mm, hồ Kẻ Gỗ sẽ không phải xả lũ. Ảnh: Thanh Nga.

Đối với hồ chứa nước Kẻ Gỗ, ông Nguyễn Văn Tâm - Phó Giám đốc phụ trách Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cho hay, mực nước sáng 24/10 đã xuống cao trình 30,8 m, tương đương dung tích 297 triệu m3; Công ty đang vận hành xả 150m3/s, dự kiến 22h tối nay cao trình sẽ hạ xuống gần 30,5m.

“Với lượng mưa dự báo ảnh hưởng của bão số 8 từ 50 – 150mm, hồ Kẻ Gỗ sẽ không xả lũ. Trường hợp bão số 9 đổ bộ, gây mưa dưới 500mm, Công ty sẽ điều tiết xả trước để đảm bảo không ngập lũ hạ du; đồng thời, cập nhật thường xuyên lượng mưa để điều tiết lưu lượng xả hợp lý”, ông Tâm nói.

Liên quan đến câu hỏi của báo chí về nguyên nhân khách quan, chủ quan trong việc vận hành xả lũ hồ Kẻ Gỗ từ ngày 18 – 21/10 vừa qua, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định: “Công tác điều hành xả lũ Hà Tĩnh chủ động hoàn toàn và thống nhất từ lãnh đạo Bộ NN-PTNT xuống tỉnh đến Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh”.

Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn khẳng định, việc vận hành hồ Kẻ Gỗ từ ngày 18 - 21/10 đã cắt lũ cho hạ du chứ không phải gây ngập lũ!. Ảnh: Đức Hùng.

Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn khẳng định, việc vận hành hồ Kẻ Gỗ từ ngày 18 - 21/10 đã cắt lũ cho hạ du chứ không phải gây ngập lũ!. Ảnh: Đức Hùng.

Còn vấn đề dư luận thắc mắc vì sao không xả lũ trước khi mưa lớn, theo ông Sơn là do mực nước trong hồ trước ngày 18/10 chưa đạt cao trình xả lũ (26,5m). Phải đến 6h ngày 18/10, mực nước đạt cao trình 29,3m mới vận hành xả lũ theo quy trình.

Về công tác di dời dân vùng hạ du đến nơi an toàn, ông Nguyễn Văn Sáu, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà thừa nhận, lực lượng, phương tiện “4 tại chỗ” có phần hạn chế. Công tác điều hành có phần lúng túng do lũ lên nhanh, chính quyền địa phương chỉ kịp ưu tiên các hộ trọng điểm ngập sâu nên có một số hộ không kịp tiếp cận để di dời.

“Toàn huyện có 4 xã Tượng Sơn, Thạch Thắng, Thạch Đài, Tân Lâm Hương ngập lụt sâu. Nửa đêm ngày 19/10 chúng tôi vẫn đang di dời người dân, thậm chí phải điều tàu cá của ngư dân Thạch Long, Thạch Văn, Thạch Trị, Thạch Lạc lên các xã Tượng Sơn, Thạch Thắng để di dời dân”, ông Sáu nhớ lại những đêm “chạy” lũ lịch sử.

Trong số hơn 100 đoàn cứu trợ chỉ có 2 đoàn hiểu được dân cần gì

Bà Nguyễn Thị Mai Thủy, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cho hay, đến chiều 23/10, Hà Tĩnh đã nhận được sự ủng hộ và đăng ký ủng hộ của hơn 370 tổ chức, cá nhân với 39,933 tỷ đồng gồm tiền và hàng hóa.

Sau trận 'đại hồng thủy', số hộ nghèo ở Hà Tĩnh sẽ tăng lên rất nhiều, thậm chí hộ khá giả cũng có thể tái nghèo. Ảnh: Gia Hưng.

Sau trận "đại hồng thủy", số hộ nghèo ở Hà Tĩnh sẽ tăng lên rất nhiều, thậm chí hộ khá giả cũng có thể tái nghèo. Ảnh: Gia Hưng.

Tuy nhiên, việc ủng hộ hàng hóa lại chủ yếu là hàng cứu trợ khẩn cấp như mỳ tôm, lương khô, nước suối... Bây giờ cái người dân cần là hỗ trợ để ổn định sinh kế lâu dài như: giống cây, con phục vụ sản xuất; tiền để sửa chữa nhà cửa; trang thiết bị, đồ dùng trong gia đình, sách vở cho con em đi học...

“Trong số hơn 100 đoàn do tôi tiếp nhận chỉ có 2 đoàn hiểu được dân cần gì, còn lại hỗ trợ mì tôm, bánh chưng, lương khô... Hiện Ủy ban MTTQ ngoài tiếp nhận, phân phối hàng hóa cứu trợ cũng đã tư vấn cho các đoàn từ thiện về nhu cầu dân cần. Rất mừng, trước mắt một đoàn ở Sài Gòn đã thống nhất trao 237 con bò và 2 nhà cộng đồng vượt lũ cho người dân”, bà Mai Thủy nói.

Bà Thủy cũng chia sẻ, sau lũ hộ nghèo ở Hà Tĩnh sẽ tăng lên rất nhiều, hộ khá giả có khi cũng tái nghèo. 

HàTĩnh rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh.

Đồng thời, đề nghị các đoàn từ thiện thông qua ban cứu trợ, cụ thể là Ủy ban MTTQ tỉnh -  cơ quan thường trực để phối hợp thực hiện việc tiếp nhận, phân phối nguồn hỗ trợ đến đúng đối tượng, công bằng, minh bạch.

Xem thêm
Thủ tướng: Kiểm tra, giám sát từ đầu, tránh tích tụ vi phạm

Họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Lai Châu xác minh tài sản, thu nhập của 26 cán bộ

Ngày 4/5, Thanh tra tỉnh Lai Châu công bố quyết định xác minh tài sản, thu nhập năm 2024 của 26 cán bộ công tác tại 9 cơ quan.