| Hotline: 0983.970.780

Công ty Tiến Nông và câu chuyện 365 ngày cùng nông dân xuống đồng

Thứ Ba 06/04/2021 , 18:07 (GMT+7)

Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông (Công ty Tiến Nông) coi người nông dân là trọng tâm trong chiến lược phát triển.

Trung tâm Chăm sóc phục vụ nông dân Việt Nam (thuộc Công ty Tiến Nông) tổ chức Chương trình '365 ngày cùng nông dân xuống đồng'. Ảnh: Công ty Tiến Nông.

Trung tâm Chăm sóc phục vụ nông dân Việt Nam (thuộc Công ty Tiến Nông) tổ chức Chương trình “365 ngày cùng nông dân xuống đồng”. Ảnh: Công ty Tiến Nông.

Công ty Tiến Nông phụng sự lợi ích của nhà nông

Với sứ mệnh phụng sự “giúp nông dân giàu có, cùng Việt Nam thịnh vượng”, trải qua hơn 1/4 thế kỷ (1995-2021), Công ty Tiến Nông đã khẳng định được sự thành công của thương hiệu luôn đồng hành, gắn bó với Nông nghiệp - Nông dân Việt Nam.

Trong năm 2020, Công ty Tiến Nông đã cho ra đời Trung tâm chăm sóc phục vụ Nông dân Việt Nam kết hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ Tiến Nông. 

Đây sẽ là cơ sở để Công ty Tiến Nông đưa những tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến nhất, những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nhất để cùng tổ chức sản xuất nông nghiệp với bà con nông dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bước tiến này sẽ hiện thực hóa giấc mơ trở thành “đơn vị phục vụ nông dân tốt nhất Việt Nam” của Công ty Tiến Nông trong năm 2021.

Trên cơ sở đặc thù về địa hình, đất đai, khí hậu của từng vùng miền khác nhau, Trung tâm chăm sóc phục vụ Nông dân Việt Nam đã xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai chương trình “365 ngày cùng nông dân xuống đồng”. Mục đích của chương trình là tư vấn, hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật đến từng hộ nông dân.

Cán bộ Trung tâm Chăm sóc phục vụ nông dân Việt Nam hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật canh tác cây lạc trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Công ty Tiến Nông.

Cán bộ Trung tâm Chăm sóc phục vụ nông dân Việt Nam hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật canh tác cây lạc trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Công ty Tiến Nông.

Nội dung của chương trình là những buổi tập huấn, hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp cho bà con nông dân kỹ thuật canh tác cây trồng phù hợp với từng vùng đất, khí hậu, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, sử dụng phân bón đúng cách. Thông qua chương trình, nông dân sẽ giảm chi phí sản xuất, năng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản và tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích.

Tiến Nông - tiếng nói của nhà nông

Trong không khí của những ngày đầu Xuân Tân Sửu, bà con nông dân các tỉnh miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình… phấn khởi xuống đồng tập trung đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ mùa chiêm xuân.

Nắm bắt khung lịch thời vụ ở các địa phương này, các cán bộ thuộc Trung tâm Chăm sóc phục vụ nông dân Việt Nam đã thực hiện hàng loạt chương trình cùng nông dân xuống đồng, gieo mùa vàng bội thu với mục tiêu giúp nông dân gặt hái được nhiều thắng lợi trong năm mới.

Trên cánh đồng lạc tại huyện Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, nông dân Lê Văn Bốn không dấu được niềm vui được mùa: “Mấy năm trở lại đây, mọi người cứ than thở việc nhiều nông dân bỏ ruộng không gieo trồng. Tuy nhiên những người nông dân như chúng tôi vẫn sống dựa vào cây lúa, cây màu là chính nên tôi đã mượn lại những mảnh ruộng của một số gia đình không làm, mạnh dạn đầu tư canh tác cây trồng trên diện tích lớn.

Thời gian vừa rồi chúng tôi được cán bộ Công ty Tiến Nông đến tận nhà, ra tận đồng để hỗ trợ, hướng dẫn trực tiếp kỹ thuật chăm sóc cây trồng sao cho vừa tiết kiệm chi phí, hiệu quả kinh tế cao lại an toàn cho chính mình và người tiêu dùng. Nhờ có sự “tiếp sức” của cán bộ Công ty Tiến Nông, nhiều hộ gia đình như chúng tôi yên tâm sản xuất và đầu tư mô hình canh tác lớn”.

Các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao do Công ty Tiến Nông phối hợp cùng bà con nông dân thực hiện như mô hình thâm canh lúa, ngô; mô hình trồng lạc, củ đậu; mô hình trồng rau xanh an toàn; mô hình trồng cây ăn quả. Ảnh: Công ty Tiến Nông.

Các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao do Công ty Tiến Nông phối hợp cùng bà con nông dân thực hiện như mô hình thâm canh lúa, ngô; mô hình trồng lạc, củ đậu; mô hình trồng rau xanh an toàn; mô hình trồng cây ăn quả. Ảnh: Công ty Tiến Nông.

Kể về mối “nhân duyên” này, ông Bốn cho biết thêm, sau khi tích tụ được hơn một ha đất ruộng, gia đình anh đầu tư cả vào trồng lạc. Được cán bộ Công ty Tiến Nông hướng dẫn, gia đình ông sử sử dụng phân bón Tiến Nông chuyên dùng cho cây lạc; tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất. Cây lạc sinh trưởng tốt, không bị đổ ngã, tỷ lệ hạt chắc, củ to. Sau hơn 90 ngày gieo trồng, cây lạc cho thu hoạch năng suất ước đạt khoảng 3 tạ/sào (500 m2). Tuỳ theo mức giá thị trường dao động, trừ chi phí gia đình ông Bốn lãi khoảng 2 - 3 triệu đồng/sào.

Bên cạnh việc hỗ trợ trực tiếp nông dân, Trung tâm chăm sóc phục vụ nông dân Việt Nam phối hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ Tiến Nông xây dựng các mô hình điểm gắn với công tác hỗ trợ cây giống, phân bón cho người nông dân.

Với sự đồng hành thường xuyên của cán bộ trung tâm chăm sóc phục vụ nông dân Việt Nam và sức lan tỏa từ hiệu quả của các mô hình thí điểm, nhiều hộ nông dân đã chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Ngày càng xuất hiện nhiều các điển hình nông dân Tiến Nông thân thiết làm kinh tế giỏi với thu nhập mỗi năm lên tới hàng trăm triệu đồng .

Với việc đẩy mạnh chuyển giao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, Trung tâm chăm sóc phục vụ nông dân Việt Nam đã thực sự đồng hành cùng người nông dân, tạo cơ hội cho các nông hộ có điều kiện nâng cao trình độ thâm canh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp nông dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

 “Lâu nay chúng tôi sản xuất theo phương thức truyền thống, ít áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nay nhờ có Công ty Tiến Nông dẫn đường, nông dân chúng tôi có thêm người bạn đường tin cậy. Mối “nhân duyên” này sẽ gắn kết, bền chặt và hứa hẹn sẽ còn đem đến nhiều lợi ích cho nhà nông”, ông Lê Văn Bốn chia sẻ.

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.