| Hotline: 0983.970.780

Sửa chữa tàu vỏ thép 67 ở Bình Định:

Cty Đại Nguyên Dương bỏ cuộc, ngư dân bất an!

Thứ Ba 05/09/2017 , 08:31 (GMT+7)

Theo cam kết, đến ngày 30/8, Cty TNHH Đại Nguyên Dương (viết tắt là Cty Đại Nguyên Dương) sẽ hoàn tất việc sửa chữa tàu cá vỏ thép 67 mang số hiệu BĐ 99018 TS và bàn giao cho chủ tàu Võ Tuân ở xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ, Bình Định.

Thế nhưng đến nay, ngày 4/9, con tàu của ngư dân Võ Tuân mới chỉ được Cty Đại Nguyên Dương sơn lại 1 lớp sơn, công nhân của Cty đã “rời bỏ” con tàu đang sửa cả 10 ngày nay.

09-53-23_img_20170830_130411
Con tàu vỏ thép BĐ 99018 TS của ngư dân Võ Tuân mới sơn được 1 lớp sơn đã bị Cty Đại Nguyên Dương bỏ mặc nằm chỏng chơ trên đà tại Xí nghiệp Đóng tàu Tam Quan (huyện Hoài Nhơn, Bình Định)

Tàu vỏ thép của ngư dân Võ Tuân là 1 trong 5 tàu đóng mới theo NĐ 67 do Cty Đại Nguyên Dương thực hiện, được Tổ kiểm định tàu cá vỏ thép 67 do UBND tỉnh Bình Định thành lập xác nhận vật liệu thép đóng tàu là của Trung Quốc, nhưng đúng tiêu chuẩn MAC A.

Tuy nhiên, hiện vỏ thép của con tàu xuống cấp trầm trọng, nên UBND tỉnh Bình Định yêu cầu đơn vị đóng tàu phải sơn lại toàn bộ với loại sơn đúng chất lượng. Đồng thời yêu cầu Cty Đại Nguyên Dương phải hoàn trả cho chủ tàu khoản chênh lệch giữa thép Trung Quốc với thép Hàn Quốc/Nhật Bản. Cty Đại Nguyên Dương cũng đã chấp thuận phương án này, cam kết đến 30/8 sẽ hoàn tất việc sửa chữa và bàn giao tàu cho ngư dân Võ Tuân.

Nhận phản ánh của ngư dân Võ Tuân, PV NNVN đã liên hệ trực tiếp với lãnh đạo Cty Đại Nguyên Dương để hỏi rõ nguyên nhân. Trả lời qua điện thoại, ông Nguyễn Xuân Nguyên, Giám đốc Cty Đại Nguyên Dương, đưa ra lý do: Do thời tiết nóng bức, tại Xí nghiệp Đóng tàu Tam Quan nước ngọt cung ứng không đủ, chế độ ăn uống thất thường nên công nhân kiệt sức, sinh đau ốm, Cty đã cho công nhân về nhà, ba bốn ngày sau sẽ vào khắc phục tiếp.

“Hiện Cty đã bắn được 1 lớp sơn rồi, nhưng anh em mệt mỏi quá, nước non không có, ăn uống không quen khẩu vị. Ở Bình Định món ăn cay quá nên công nhân sinh bệnh, phải cho họ về vài ngày sau lại vào khắc phục tiếp…”, ông Nguyên phân trần.

Tuy nhiên, theo phản ánh của ngư dân Võ Tuân, từ ngày công nhân của Cty Đại Nguyên Dương dừng việc sửa chữa con tàu, anh đã nhiều lần gọi điện cho lãnh đạo Cty Đại Nguyên Dương nhưng khó khăn lắm mới nói được vài lời qua điện thoại, bởi rất nhiều cuộc gọi lãnh đạo Cty Đại Nguyên Dương không nghe máy.

“Đến bây giờ tui có thể khẳng định Cty Đại Nguyên Dương không hề có chút thiện chí trong việc hợp tác sửa chữa những con tàu vỏ thép 67 của ngư dân Bình Định do Cty này đóng đang bị hư hỏng trầm trọng, họ chỉ làm cho có làm. Cụ thể như con tàu của tui, nếu họ tích cực sửa chữa thì với 4 lớp sơn nữa họ chỉ cần làm trong vòng 1 tuần là xong. Vậy nhưng sau khi sơn được 1 lớp, mới ngày 30/8 họ đã dừng việc, đến bây giờ con tàu còn nằm chỏng chơ trên đà, không biết bao giờ mới được sửa chữa hoàn thành”, ngư dân Tuân bức xúc nói.

Theo ngư dân Võ Tuân, con tàu vỏ thép mang số hiệu BĐ 99018 TS của anh nằm bờ đã 3 tháng nay. Tháng đầu tiên, cứ ngỡ đơn vị đóng tàu sẽ nhanh chóng khắc phục hư hỏng để tàu ra khơi, anh đã giữ những thuyền viên đi bạn bằng cách trả cho 13 thuyền viên mỗi người 5 triệu đồng/tháng. Thế nhưng chờ mãi chẳng thấy Cty Đại Nguyên Dương sửa tàu.

Bước sang tháng thứ 2 vẫn chưa thấy tín hiệu khả quan, anh Tuân động viên anh em bạn thuyền tạm thời đi bạn cho tàu khác để kiếm thu nhập.

Bước sang tháng thứ 3, thời điểm mà Cty Đại Nguyên Dương cam kết sẽ sửa chữa hoàn tất và bàn giao tàu vào ngày 30/8, anh Tuân kêu gọi bạn thuyền quay lại, tiếp tục trả lương cho 13 thuyền viên với mức 7 triệu đồng/người/tháng để giữ bạn đi làm trong chuyến biển sắp tới. Nào ngờ đến nay, sắp qua con trăng, đến thời điểm các tàu cá đồng loạt vươn khơi đánh bắt, mà con tàu của anh Tuân vẫn đang nằm chết dí trên đà!

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm