| Hotline: 0983.970.780

Cụ bà 92 tuổi nuôi cháu ngoại tâm thần

Thứ Sáu 23/10/2015 , 06:35 (GMT+7)

92 tuổi nhưng cụ Ngô Thị Kế, ở xóm 1, thôn Phong Lạc, xã Đông Trung, huyện Tiền Hải, Thái Bình vẫn ngày ngày phải bươn chải nuôi đứa cháu ngoại đang mang căn bệnh tâm thần.

Giờ đây tuổi đã thập cổ lai hy, sức yếu cụ chỉ mong mỏi một ngày nào đó, cuộc sống của hai bà cháu sẽ vơi bớt nỗi khổ cực, nhọc nhằn.

Trong căn nhà ngói cấp bốn rộng chừng 15m2, đã bao năm qua hình ảnh về một cụ bà đã ngoài 90 tuổi chăm đứa cháu ngoại bị tâm thần vẫn luôn ám ảnh người dân thôn Phong Lạc, bởi vì mảnh đời họ quá bất hạnh.

Cụ Kế vốn sinh ra trong gia đình bần nông, đến tuổi lấy chồng được gả cho cụ Trần Văn Phúng và sinh ra được 4 người con (3 gái, 1 trai). Trong đó, chị Trần Thị Khuyên (SN 1965) là con gái út cụ bị tâm thần từ nhỏ.

Sau khi con cái trưởng thành, dựng vợ gả chồng xong thì cụ Phúng lâm bệnh và mất. Thời gian này một mình cụ Kế ở lại trong căn nhà chật chội để nuôi dưỡng người con gái tâm thần.

Còn những người con gái khác của cụ đi lấy chồng xa, cậu con trai duy nhất là anh Trần Minh Kình, lấy vợ rồi cũng ra ở riêng, do gia cảnh nghèo nàn vì vậy mà anh cũng không có điều kiện để quan tâm chăm sóc mẹ nhiều.

Đặt chậu quần áo xuống sân, cụ Kế vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn lắm. Cụ vừa múc nước giặt giũ vừa móm mém nói chuyện với chúng tôi: “Hằng ngày tôi vẫn phải làm những công việc này. Do lưng còng nên đi lại rất khó khăn. Đói khổ quen rồi, giờ tôi chỉ mong sao có sức khỏe để chăm lo cho đứa cháu ngoại bị tâm thần đang bị nhốt trong nhà”.

Em Trần Thị Ngát (20 tuổi), là cháu ngoại của cụ. Đã gần 15 năm qua Ngát mang bệnh tâm thần. Nguyên nhân là do thấy mẹ mất (chị Khuyên) và không có bố nên em chịu cú sốc lớn. Dù Ngát đã được đưa đi chữa trị nhiều nơi song bệnh tình vẫn không thuyên giảm mà mỗi ngày một nặng hơn.

“Trong một lần bỏ nhà đi lang thang, cái Khuyên con gái tôi đã bị hãm hiếp rồi sinh ra cháu Ngát bây giờ. Từ ngày có cháu, tôi phải gánh thêm cả chức làm mẹ”, cụ Kế tâm sự.

Ngát giờ đây trở nên vô thức, hay bỏ nhà đi lung tung. Để tránh bị kẻ ác gây tội, cụ Kế đành phải nhốt em lại và khóa cửa chặt trong nhà. Đến bữa ăn, cụ lại mang cơm vào dỗ ngon ngọt em mới chịu ăn.

Với cụ Kế, khổ nhất là vào mùa hè nóng nực, bệnh tình Ngát càng nghiêm trọng hơn. Ngát gào thét, hết khóc rồi cười và cởi bỏ hết quần áo rồi nhảy múa, khiến cụ không thể nào yên giấc.

Những lúc như vậy nước mắt cụ lại chảy lưng tròng, mùa đông tràn về căn nhà càng trở nên lạnh lẽo hơn bao giờ hết. Nỗi cô đơn tủi cực cứ bủa vây lấy hai kiếp người.

Cuộc sống cụ hiện giờ chỉ biết dựa vào số tiền trợ cấp ít ỏi dành cho người cao tuổi, cùng với tiền chế độ 270.000 đồng/tháng dành cho em Ngát nên vẫn muôn vàn nỗi khổ cực.

“Tôi sống gần thế kỷ rồi chết lúc nào không biết, chỉ tội nghiệp cho đứa cháu. Giá mà ông trời cho tôi chết, để cháu tôi được trở lại khỏe mạnh bình thường như ngày nào thì tôi nguyện được chết ngay lúc này”, cụ Kế nức nở khóc.

Ông Vũ Văn Miên, trưởng thôn Phong Lạc cho biết, cụ Kế là một trong những trường hợp có hoàn cảnh rất thương tâm tại địa phương. Bản thân cụ đông con cái thật, nhưng mỗi người có một cuộc sống riêng, gia cảnh nghèo nàn.

Để cụ có điều kiện chăm sóc cho cháu Ngát rất mong các nhà hảo tâm gần xa cùng chung tay giúp đỡ. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP.Cần Thơ, ĐT: 07103.835431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm