| Hotline: 0983.970.780

'Cụ' thị khoảng 700 tuổi vẫn sum suê cành lá

Chủ Nhật 20/10/2024 , 14:57 (GMT+7)

Cây thị hàng trăm năm tuổi đang sinh trưởng tốt, cành lá xanh, phủ tán rộng. Mỗi năm cây thị cho hàng tạ quả.

Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi vẫn xanh tốt tại khuôn viên Hạt Kiểm lâm Như Xuân. Ảnh: Quốc Toản.

Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm tuổi vẫn xanh tốt tại khuôn viên Hạt Kiểm lâm Như Xuân. Ảnh: Quốc Toản.

Cây thị có tuổi đời khoảng 700 năm năm nằm trong khuôn viên trụ sở của hạt ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) được công nhận là di sản Việt Nam vào năm 2022. Đây là một trong 2 "cụ" cây có tuổi đời hàng trăm năm tuổi trên địa bàn huyện Như Xuân đang được bảo vệ nghiêm ngặt.

Cây có chu vi gốc cây (vị trí sát mặt đất) là 9,5m; chu vi gốc cây (vị trí cao 1,3m) là 6,2m; đường kính thân cây (tại vị trí 1,3m) là 2m; cây có chiều cao khoảng 25m.

Ông Dương Hoàng Hải, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân, cho biết: “Việc xác định tuổi đời cây thị có sự hỗ trợ của các chuyên gia thực vật của Trường Đại học Lâm nghiệp, các nhà sưu tầm hiện vật đồ cổ gồm sứ và các cụ cao niên ở thôn, xã. Việc tính toán tuổi cây bằng phương pháp xác định niên đại của một số di chỉ khảo cổ phát hiện trong lòng đất xung quanh gốc cây. Tại khu vực này phát hiện những mảnh vỡ đồ gốm thời nhà Lý và nhà Trần cách đây hơn 600 năm”.

Theo quan sát, "cụ" thị hàng trăm năm tuổi vẫn đang phát triển tốt, cành lá xanh, sum suê, phủ tán rộng. Không gian xung quanh gốc cây thị cổ thụ rộng rãi, thoáng đãng không bị cạnh tranh bởi các loài cây khác hay công trình xây dựng của người dân và của cộng đồng.

Gốc thi lớn, một người ôm không xuể. Ảnh: Quốc Toản.

Gốc thi lớn, một người ôm không xuể. Ảnh: Quốc Toản.

Cũng theo ông Hải, cây thị cổ thụ là tài sản vô giá không chỉ của Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân, mà còn là tài sản quý của quốc gia.

“Cây thị rất có ý nghĩa trong việc giữ gìn bảo tồn nguồn gen, góp phần bảo vệ môi sinh thái. Cây thị cũng gắn liền với những giá trị về mặt văn hóa, tinh thần của bà con dân tộc Mường, Thái, Thổ nơi đây. Do vậy việc bảo vệ, bảo tồn cây thị nói riêng, bảo vệ rừng nói chung không chỉ là nhiệm vụ của Hạt Kiểm lâm huyện Như Xuân mà còn là trách nhiệm của cộng đồng”, ông Hải nói.

Xem thêm
Ngành gỗ Bình Định đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Cục Hải quan Bình Định vừa đối thoại với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định về những vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan khi tham gia xuất nhập khẩu.

Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng

Với mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,2%, tỉnh Gia Lai đang chủ trương trải 'thảm đỏ' đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng.

Phú Yên ứng dụng công nghệ quản lý, bảo vệ rừng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên đang ứng dụng những giải pháp công nghệ nhằm giúp cán bộ, nhân viên trong ngành hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất