| Hotline: 0983.970.780

Cùng người trồng mía vượt giai đoạn khó khăn

Thứ Tư 03/11/2021 , 18:10 (GMT+7)

Xây dựng vững chắc vùng nguyên liệu, hợp tác chặt chẽ với nông dân, đó là những hướng đi đã giúp Công ty TNHH Mía đường Nghệ An vượt qua giai đoạn khó khăn.

Từ năm 2018 - 2020, giá đường giảm, kéo theo giá mía giảm, nông dân phá mía chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác. Đặc biệt sau khi thực hiện Hiệp định ATIGA, nhiều nhà máy đường tại Việt Nam không có nguyên liệu để hoạt động, làm ăn thua lỗ, thậm chí phải đóng cửa. Trong bối cảnh đó, Công ty TNHH Mía đường Nghệ An (NASU) vẫn duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh ổn định, khẳng định là nhà máy hàng đầu về các loại đường tự nhiên sản xuất từ mía...

Cùng nông dân hội nhập ATIGA

Xác định ngành đường sẽ có sự canh tranh khốc liệt khi Việt Nam ký kết và thực thi các hiệp định kinh tế quốc tế, ngay từ năm 2015, NASU đã xây dựng đề án cải thiện, nâng cao năng suất, chất lượng mía giai đoạn 2015 - 2020 mang tính đột phá về phát triển vùng nguyên liệu.

Xây dựng vùng nguyên liệu vững chắc là tiền đề quan trọng giúp NASU vượt qua giai đoạn khó khăn của ngành mía đường những năm qua. Ảnh: VVL.

Xây dựng vùng nguyên liệu vững chắc là tiền đề quan trọng giúp NASU vượt qua giai đoạn khó khăn của ngành mía đường những năm qua. Ảnh: VVL.

Để quản lý bệnh chồi cỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng và chu kỳ trồng mía, công ty đã vận hành hệ thống sản xuất giống mía sạch bệnh 3 cấp.

Phục tráng, tăng cường sức khỏe hom giống của các giống mía cũ như ROC10, QD93-159... qua ruộng nhân giống cấp 1 và cấp 2, do công ty trực tiếp sản xuất. Ruộng nhân giống mía cấp 3 gắn với vùng nguyên liệu, do nông dân sản xuất để giảm giá thành vận chuyển, chủ động thời vụ trồng; duy trì, ổn định vùng nguyên liệu.

Bài liên quan

Nhân nhanh và mở rộng diện tích các giống mía mới, được khẳng định trong các thí nghiệm so sánh mía giống về các đặc tính nông học, khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh hại. Đến năm 2021, các giống mía mới LK92-11 và KK3 chiếm gần 90% diện tích, năng suất tăng bình quân 7 - 10 tấn/ha, độ đường tăng 0,5CCS; không bị bệnh than và chồi cỏ, chu kỳ trồng mía kéo dài thêm từ 1 - 2 năm, hiệu quả của người trồng mía tăng lên trong bối cảnh giá thu mua mía giảm.

NASU cũng hoàn thiện công thức bón phân cho các loại đất chính trên vùng nguyên liệu thông qua lấy và phân tích gần 2.000 mẫu đất trồng mía. Công ty xác định mức đầu tư phân bón hợp lý, với chi phí thấp nhất trên cơ sở đánh giá sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng được cung cấp từ đất và bổ sung các dưỡng chất cần thiết thông qua phân bón.

Bên cạnh đó, có quy trình bón vôi cải tạo độ chua của đất, tăng hiệu quả sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đạm, lân, kali; bổ sung các chất dinh dưỡng trung và vi lượng đất đang thiếu hụt, cân đối nhu cầu các chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn sinh lý. Nhờ vậy, cây mía sinh trưởng và phát triển tốt; tăng khả năng chống chịu đối với các loại sâu bệnh hại, giảm chi phí phòng trừ; sức khỏe người lao động và môi trường đường được cải thiện tốt hơn.

NASU đã liên tục xây dựng những quy trình sản xuất bền vững, hiệu quả cho cây mía. Ảnh: NASU.

NASU đã liên tục xây dựng những quy trình sản xuất bền vững, hiệu quả cho cây mía. Ảnh: NASU.

NASU cũng duy trì các chương trình đào tạo, tập huấn, hội thảo đồng ruộng để chuyển giao, áp dụng nhanh các kiến thức KH-KT mới vào sản xuất. Nhiều diện tích mía đã trồng xen canh cây họ đậu, ngoài che phủ đất, tạo điều kiện để thiên địch phát triển, cải tạo đất trồng mía còn tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập từ 20 - 25 triệu đồng/ha.

Hệ thống thu hoạch và vận tải liên tục được cải tiến trên cơ sở lắng nghe những ý kiến phản hồi của nông dân và lái xe chở mía. Tổng đài 7039 chủ động gửi tin nhắn đến nông dân về tình trạng cấp lệnh thu hoạch và điều xe để vận chuyển mía nguyên liệu từ ruộng nông dân sau thu hoạch về nhà máy trong thời gian ngắn nhất. Ngoài ra, nông dân gửi tin nhắn đến tổng đài để biết thông tin có liên quan về các khoản nợ phải trả; sản lượng và chất lượng mía nhập về, tiền bán mía được nhận...

Năng suất và chất lượng mía tăng trưởng bền vững qua các năm, giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện chương trình ổn định và phát triển vùng nguyên liệu. Công ty hỗ trợ không hoàn lãi khi nông dân trồng các giống mới mía; từ đất khai hoang cây ăn quả, cây công nghiệp hoặc chuyển đổi từ lúa cưỡng và sử dụng máy trồng mía; cho nông dân vay tiền cày đất, mua giống, các loại vật tư chăm sóc và máy canh canh tác mía...

Vươn tầm khu vực

Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, NASU mở rộng, khôi phục diện tích mía từ 10.500 ha lên 13.000 ha, năng suất đạt 70 tấn/ha và độ đường 11,5 CCS, với các giải pháp cụ thể.

Cán bộ khuyến nông công ty bám sát đồng ruộng, tích cực chuyển giao các tiến bộ KH-KT mới vào sản xuất mía. Đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa tất cả các khâu, từ cày đất, trồng và chăm sóc mía cho đến thu hoạch. Cơ cấu giống mía phù hợp với đất, chuyển diện tích đất xấu, nghèo dinh dưỡng đang trồng LK92-11 sang trồng KK3.

NASU cũng ký kết hợp đồng với Viện Nghiên cứu mía đường hợp tác khảo nghiệm, tìm ra các giống mía mới chín sớm, bổ sung vào sản xuất, thu hoạch đầu vụ trong điều kiện các giống LK92-11 và KK3 chưa có độ đường cao nhất. Giống mía là biện pháp kỹ thuật đầu tiên, là cơ sở nền tảng để thực hiện các biện pháp đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng mía.

Những năm qua, NASU đã rất chú trọng áp dụng, phổ biến cho người trồng mía các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trong canh tác, giúp giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái. Ảnh: VVL.

Những năm qua, NASU đã rất chú trọng áp dụng, phổ biến cho người trồng mía các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trong canh tác, giúp giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái. Ảnh: VVL.

Về kỹ thuật, NASU đầu tư phân bón trên cơ sở phân tích đất, bổ sung các chất trung và vi lượng đất đang thiếu hụt thông qua bón thêm phân lân nung chảy với lượng 300 kg/ha cho cả mía trồng mới và mía lưu gốc.

Bài liên quan

Song song đó, thực hiện phương châm "3 tăng, 3 giảm" là: Tăng năng suất và chất lượng mía; tăng số năm lưu gốc và tăng hiệu quả kinh tế; giảm số lượng hàng mía (mở rộng khoảng cách hàng trồng); giảm số lần bón phân và giảm lượng phân đạm bón cho mía.

Thực hiện các biện pháp này sẽ thúc đẩy nông dân trồng xen canh các loại cây họ đậu trong ruộng mía, hạn chế cỏ dại, giữ ẩm, cải tạo độ phì của đất. Tạo điều kiện cho các loài thiên địch có ích phát triển, hạn chế sử dụng thuốc BVTV, quản lý sâu bệnh hại theo IPM.

Cụ thể, sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhân nuôi bọ đuôi kìm, sản xuất nấm xanh (Metarhizium Anisopliae) để quản lý ấu trùng sâu non bọ cánh cứng, sâu đục thân và rệp xơ bông trắng gây hại. Xây dựng các mô hình quản lý sâu hại (sâu đục thân, rệp xơ bông trắng) bằng biện pháp sinh học; sản phẩm đường sạch hơn, đáp ứng yêu cầu càng cao của người tiêu dùng.

NASU cũng nghiên cứu cơ chế chính sách cho nông dân vay tiền với lãi suất ưu đãi để thu gom, tích tụ ruộng đất từ các hộ nông dân trồng mía nhỏ lẻ, bỏ hoang hóa thành các thửa mía rộng lớn, có thể áp dụng nhiều biện pháp KH-KT, tăng hiệu quả trồng mía.

Người dân áp dụng bẫy bọ cánh cứng tại vùng mía nguyên liệu của NASU. Ảnh: VVL.

Người dân áp dụng bẫy bọ cánh cứng tại vùng mía nguyên liệu của NASU. Ảnh: VVL.

Bên cạnh đó, liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Gắn kết chặt chẽ hơn với nông dân, tạo vùng nguyên liệu ổn định thông qua thành lập các HTX trồng mía. Thay đổi phương thức thu mua mía theo hướng chi trả nhiều tiền hơn cho nông dân khi nhập mía về nhà máy có độ đường cao.

Vận hành phần mềm My NASU thay thế tổng đài 7039, từ điện thoại thông minh có kết nối Internet, nông dân dễ dàng truy cập để biết thông tin về sản lượng mía, tình trạng lệnh thu hoạch và lệnh vận chuyển; truy cập công thức bón phân… phản hồi các yêu cầu thu hoạch, điều xe và thái độ phục vụ của lái xe đến nhà máy, tạo kênh thông tin 2 chiều giữa nông dân và nhà máy.

NASU cũng sẽ tăng cường sự hợp tác với các Viện Nghiên cứu Mía đường, Viện Di truyền nông nghiệp để triển khai các đề tài, dự án; tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật của NASU.

Những giải pháp công ty đang triển khai và thực hiện, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan thông qua cơ chế chính sách đã áp dụng với đường nhập lậu, nhập khẩu. Tạo sự cạnh tranh bình đẳng, công bằng giữa đường sản xuất trong nước và đường nhập khẩu thực hiện theo các hiệp định thương mại hàng hóa, là động lực để mía đường NASU vươn tầm khu vực...

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.