| Hotline: 0983.970.780

Cựu binh một chân sửa xe đạp suốt 30 năm

Thứ Bảy 27/07/2019 , 06:55 (GMT+7)

65 tuổi, ông Thắng "vật" chiếc xe đạp lên nhẹ như lông hồng trong cái nắng gay gắt mùa hè. 

Cựu chiến binh Đỗ Văn Thắng sửa xe tại nhà riêng ở Khoái Châu, Hưng Yên.

Năm 1974 chàng thanh niên 20 tuổi Đỗ Văn Thắng (trú tại thôn Mãn Hòa, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) lên đường nhập ngũ vào bộ đội, với quyết tâm cầm súng bảo vệ Tổ quốc.

Ông từng đóng quân ở nhiều chiến trường Việt Nam và phục vụ chiến đấu 5 năm từ năm 1981-1986 ở nước bạn Campuchia. Cũng chính tại chiến trường này ông đã "gửi lại" một phần trên cơ thể của mình.

Xuất ngũ năm 1986, từ nước bạn Campuchia trở về với đôi chân không còn nguyên vẹn, ông bị suy giảm sức khoẻ 61%. Sau vài năm nghỉ ngơi để hồi phục lại những vết thương thời chiến tranh, sức khỏe ông đã dần ổn định, thế nhưng không thể làm được những công việc nặng nhọc.

Không thể phó mặc cho số phận, năm 1990 ông Thắng quyết định mở quán sửa xe đạp - cái nghề mà trong lúc ông đang đóng quân tại miền Nam đã học được. Sau một thời gian gắn bó với công việc sửa xe đạp, quán sửa xe của ông đã có uy tín và nổi tiếng trong khu vực, được nhiều bà con tin tưởng. Ông Thắng đã đảm bảo được thu nhập cho gia đình nhỏ dù không dư dả.

65 tuổi, ông Thắng "vật" chiếc xe đạp lên nhẹ như lông hồng trong cái nắng gay gắt mùa hè.  Bà Tuyết (vợ ông Thắng), cho biết mấy năm nay sức khỏe ông Thắng yếu đi nhiều, gia đình khuyên ông nghỉ.

“Có hôm tối muộn rồi, một cháu học sinh còn đến sửa xe, ông Thắng ăn vội bát cơm rồi xắn tay vào làm, ngồi kỳ cạch mãi không xong, tôi ra bảo ông nghỉ ngơi mai rồi làm tiếp thì ông ấy bảo phải làm cho xong, sáng sớm mai cháu nó còn lấy xe đi khải giảng”, bà Tuyết nói.

"Ngày trước, người đi xe đạp nhiều còn có việc mà làm. Ba năm nay, xe đạp ít hơn rồi, mọi người dùng xe đạp điện nhiều lên, thỉnh thoảng tôi nhận vá thêm săm xe máy, thay nhông xích. Thu nhập hàng tháng chẳng đáng là bao. Mình làm cho vui thôi, chứ ngồi không cũng chán.", ông Thắng cười nói.

Sửa được chiếc xe nào, ông Thắng lại lên đi thử cho chắc ăn rồi mới giao cho khách. 

Anh Nguyễn Văn Cảnh (37 tuổi, hàng xóm nhà ông Thắng) cho biết, tuy ông Thắng sửa xe không được nhanh, nhưng về độ cẩn thận thì ông Thắng là số một. Sau mỗi lần sửa xe, ông Thắng đều lên đi thử, khi nào thấy chiếc xe thật sự ổn định ông mới giao cho khách.

Hơn nữa ông Thắng sửa xe lấy giá rất rẻ. Thậm chí nhiều em học sinh đến sửa xe, ông Thắng còn không lấy tiền, khi biết được hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Kể về những năm tháng ở chiến trường ông Thắng rưng rưng nước mắt. Hơn 30 năm trước, ông khóc vì sự hy sinh tàn khốc của chiến tranh, hơn 30 năm sau ông lại khóc vì nhiều xương cốt của những người đồng đội từng “vào sinh ra tử” với ông đang nằm lại chiến trường.

Ông Thắng bảo, ông được sống như ngày hôm nay, bao đồng đội đã ngã xuống. "Chiến tranh loạn lạc, bom đạn tránh mình chứ mình biết đâu mà tránh. Tuổi già quên nhiều thứ, nhưng những ngày cầm súng chiến đấu thì không bao giờ quên. Đó là những ngày hi sinh gian khổ nhưng cũng đẹp đẽ nhất. Được sống và trở về là tự hào lắm rồi", ông Thắng nói.

Giờ đây các con ông Thắng đều đã  trưởng thành, làm ăn khá giả. Những hôm trái gió trở trời, cơn đau lại hành hạ ông Thắng, thương bố các con khuyên bố nghỉ làm nhưng ông Thắng không nghe. Với ông công việc sửa xe là niềm vui trong những năm tháng tuổi già.

Ông Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch UBND xã Tân Châu (Khoái Châu, Hưng Yên) cho biết, ở địa phương, ông Thắng là một tấm gương sáng về ý chí tự lực, tự cường, phấn đấu vượt lên khó khăn. 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm