| Hotline: 0983.970.780

Đa dạng sinh kế dưới tán rừng Thần Sa - Phượng Hoàng

Thứ Năm 19/10/2023 , 08:46 (GMT+7)

Nhiều hoạt động hỗ trợ bà con vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng (tỉnh Thái Nguyên) phối hợp quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng có diện tích trên 18.700ha, nằm trên địa bàn 8 xã, thị trấn của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng có diện tích trên 18.700ha, nằm trên địa bàn 8 xã, thị trấn của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng có diện tích trên 18.700ha, nằm trên địa bàn 8 xã, thị trấn của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Để đảm bảo phát triển tài nguyên rừng bền vững, đồng thời tạo sinh kế cho người dân địa phương, những năm qua, Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm Khu Bảo tồn, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học.

Để người dân tham gia bảo vệ rừng, Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ bà con tạo sinh kế ngay dưới tán rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Cụ thể, năm 2023, Ban Quản lý đã triển khai mô hình trồng cây dược liệu tại xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, vùng đệm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng. Theo đó, 12 hộ dân tham gia mô hình được cấp cây giống Ba kích và Khôi tía, đáp ứng đủ diện tích trồng 3,1ha.

Bà con đã được hỗ trợ tạo sinh kế ngay dưới tán rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Bà con đã được hỗ trợ tạo sinh kế ngay dưới tán rừng Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Ngoài ra, từ năm 2020 đến nay, Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh cũng đã cấp cây giống ba kích, cát sâm cho bà con ở các xã Sảng Mộc, Cúc Đường, Thần Sa và Phú Thượng để triển khai trồng với tổng diện tích 12ha.

Thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng vùng đệm Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, từ năm 2019 đến nay, Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên đã triển khai hỗ trợ cho 56 lượt cộng đồng thôn, xóm thuộc 8 xã, thị trấn nằm trong Khu Bảo tồn với tổng số tiền trên 2,2 tỷ đồng.

Theo đó, mỗi thôn, xóm đã được hỗ trợ 40 triệu/năm nhằm phát triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, con, thiết bị chế biến nông, lâm sản quy mô nhỏ); hỗ trợ vật liệu xây dựng (đối với các công trình công cộng của cộng đồng như nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông, nhà văn hóa). Qua đó không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mà còn nâng cao ý thức, gắn chặt quyền lợi, trách nhiệm của cộng đồng trong nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.

Trong công tác bảo tồn thiên nhiên, thời gian qua Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên tổ chức thả 1 cá thể mèo rừng, 1 cá thể cu li lớn, 1 cá thể khỉ đuôi dài, 5 cá thể rắn ráo trâu (đều thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ) vào khu rừng đặc dụng Thần Sa - Phượng Hoàng.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Kiên Giang Trong giai đoạn 1, J&T Express tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm, giúp mở rộng thêm 1ha rừng tràm ngập phèn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng – Kiên Giang.

Những công nghệ 'chia lửa' cho lực lượng giữ rừng

Rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo vệ rừng đầu nguồn giúp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.