| Hotline: 0983.970.780

Chồi xuân xứ Thái

Đắm say non nước Thần Sa

Thứ Hai 31/01/2022 , 20:44 (GMT+7)

THÁI NGUYÊN Muốn ngắm khung cảnh hùng vỹ của núi đá sừng sững soi bóng xuống mặt sông thăm thẳm thì Thần Sa là địa điểm lý tưởng.

Làng xưa

Là một trong những xã vùng cao xa xôi nhất của Thái Nguyên, Thần Sa (huyện Võ Nhai) đang lưu giữ những vết tích về người cổ đại sinh sống tại mảnh đất này từ thời đồ đá cách đây hàng vạn năm.

Leo lên núi Ngườm sừng sững một dải đá vôi được thiên nhiên tạo hình thành vô số tác phẩm điêu khắc kỳ lạ, sẽ đến một mái đá khổng lồ có tên Mái Đá Ngườm, từng được tổ tiên loài người chọn làm nơi ăn chốn ở.

Từ độ cao nơi này, phóng tầm mắt xuống thung lũng phía bên kia núi sẽ bắt gặp màu xanh tươi tốt của ruộng đồng cây cối, nhà cửa, đường xá, xe cộ và những đứa trẻ đuổi nhau vui đùa trên đường làng. Nơi đó là xóm Hạ Sơn với những sắc màu của cuộc sống hôm nay.

Đồi chè mới trồng ở Hạ Sơn đẹp như một bức tranh phong cảnh. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Đồi chè mới trồng ở Hạ Sơn đẹp như một bức tranh phong cảnh. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Bên kia núi Ngườm về hướng Bắc là xóm Hạ Sơn Dao, nhiều tên xóm của Thần Sa liên quan đến núi non, như Kim Sơn, Xuyên Sơn, Hạ Sơn… Sở dĩ gọi Hạ Sơn Dao để phân biệt với Hạ Sơn Tày.

Trước đây, mặc dù Thần Sa là nơi núi non hùng vỹ, sơn thủy hữu tình với rất nhiều cảnh đẹp nhưng ít người có thể đến ngắm cảnh. Hầu như chỉ có các đoàn công tác, các đoàn từ thiện và hiếm hoi các nhóm nghệ sỹ nhiếp ảnh băng rừng vượt suối đến Thần Sa.

Vài ba năm trở lại đây, cùng với Chương trình xây dựng Nông thôn mới, các chương trình đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc đã được tỉnh đặc biệt quan tâm. Đường vào Thần Sa đã được bê tông hóa, những đoạn qua sông suối đều có đập tràn.

Để đến được xóm Hạ Sơn, có thêm một con đường mới mở khác, từ Văn Lăng (Đồng Hỷ) sang. Con đường này vừa hoàn thành năm ngoái, với số tiền 31 tỷ đồng cho tổng chiều dài 6km. Nhờ vậy, việc đi lại đã trở nên khá dễ dàng, xe ô tô gầm thấp đã có thể đến được nhiều xóm của Thần Sa.

Hạ Sơn Dao hôm nay

Xóm Hạ Sơn Dao có 80 hộ dân sinh sống, toàn bộ đều dân tộc Dao. Cây chè được bà con trong xóm trồng từ hơn 20 năm trước, mọi nhà đều có vườn chè, tổng cộng khoảng 20 ha. Hộ ông Triệu Đức Mạo làm nhiều nhất, mỗi lứa hái được cả tạ chè khô.

Ôm trong tay đứa chắt gái mới được gần tuổi, ông Triệu Đức Mao, 63 tuổi kể rằng vườn chè hơn 3 sào này chính tay ông trồng, con lấy vợ lấy chồng thì chia cho con, nay con lại chia cho cháu ngoại làm của hồi môn.

Đồi chè 'của hồi môn' của vợ chồng em Triệu Thị Mơ. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Đồi chè “của hồi môn” của vợ chồng em Triệu Thị Mơ. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Ông Triệu Vĩnh Sửu, Bí thư chi bộ xóm, cũng được cha mẹ chia cho 4 sào chè làm của hồi môn. Chè nhà Sửu được 10 năm tuổi, mỗi lứa hái được 2 tạ búp tươi, mỗi năm hái 7 - 8 lứa.

Sửu khoe chè có người vào tận xóm thu mua hết, lúc đắt 150 đến 160 nghìn đồng/kg búp khô, lúc rẻ 80 nghìn đồng/kg, không phải mang ra chợ. Xã cũng đã tổ chức tập huấn chuyên đề về chè nhưng người dân không làm theo kỹ thuật được vì coi cây chè là phụ, ngô lúa mới là chính. Người dân ở đây chưa chú trọng về cây chè, có thời gian rãnh rỗi mới chăm sóc, thu hái chứ không hái theo lứa đúng thời điểm theo kỹ thuật được hướng dẫn.

Mặc dù đủ ăn, không thiếu đói nhưng nói đến khá giả thì còn xa lắm. Trưởng xóm khá trẻ, mới 29 tuổi, tên là Triệu Trung Lưu. Anh tâm sự rằng xóm vẫn còn nghèo, ngô thóc chỉ đủ ăn và chăn nuôi gà vịt lấy trứng, ngoài chè thì không có cái gì bán ra tiền.

Đầu năm nay, Lưu phá hết vườn chè cũ, có nhiều cây chết để trồng mới 7 nghìn gốc chè giống Kim Tuyên. Lưu tính vài năm tới đây chắc chắn chè của xóm sẽ bán được giá, trước hết vì đường giao thông đã rất thuận lợi, cuộc sống đã thay đổi từng ngày, sau nữa vì đất đai của xóm rất rộng, môi trường khí hậu trong lành, cây chè được phát triển tự nhiên rất sạch và ngon, sẽ được khách hàng ưa chuộng.

Cảnh quan vùng cao Võ Nhai hôm nay. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Cảnh quan vùng cao Võ Nhai hôm nay. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Chúng tôi rất nhất trí với những suy nghĩ của Lưu. Nhớ lúc trao đổi về tình hình kinh tế của các xóm bản, lãnh đạo xã ngậm ngùi bảo cả 9 xóm chưa thấy mô hình nào khá, chỉ có Hạ Sơn phát triển cây chè.

Có lẽ, chỉ một vài năm tới, cùng với những thắng cảnh nổi tiếng như Thác Mưa rơi, Khu di tích người cổ đại Mái Đá Ngườm…, những xóm bản vùng cao của Thần Sa nói riêng và các huyện của tỉnh nói chung sẽ là những điểm du lịch sinh thái lịch sử hấp dẫn.

Cùng với núi non, sông suối, bên cạnh những cánh rừng đặc dụng thẳm xanh màu đại ngàn, có màu xanh tươi non của những vườn chè đang trổ búp, vẻ đẹp chân thực mà không kém phần quyến rũ của vùng cao Thái Nguyên hôm nay.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm