| Hotline: 0983.970.780

Đã xác định mẫu nước trên sông Giêng bị ô nhiễm khiến cá bị chết

Chủ Nhật 29/05/2022 , 22:09 (GMT+7)

Cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận đã lấy 3 mẫu nước, trong đó có mẫu nước trên sông Giêng, nơi có cá bị chết đều bị ô nhiễm nặng.

Ngày 12/4, đoàn công tác do Sở Tài nguyên Môi trường Bình Thuận chủ trì phối hợp với Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai và UBND huyện Xuân Lộc đã lấy 3 mẫu nước (1 mẫu tại cầu Sông Giêng, 1 mẫu tại suối Ông Châu và 1 mẫu tại hồ chứa nước tự nhiên trong đất dự án của Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm) để phân tích thì thấy các thông số vượt nhiều lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (thông số BOD5, COD, TSS, Amoni, Photphat, Coliform); các thông số ô nhiễm của các mẫu phân tích có tính tương đồng nhau.

Người dân ở Tân Đức cho biết, ngày 12/4, nguồn nước ở khu vực này bị ô nhiễm, gây cá chết. 

Người dân ở Tân Đức cho biết, ngày 12/4, nguồn nước ở khu vực này bị ô nhiễm, gây cá chết. 

Đặc biệt, nguồn nước mặt tại hồ tự nhiên, khu vực vũng trũng trong đất phạm vi dự án của Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo Công an tỉnh Bình Thuận, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường tại hồ chứa tự nhiên là do khu vực này trước đây là vũng trũng, là nơi tiếp nhận, lưu chứa các nguồn nước từ các khu vực xung quanh đổ về và một phần nước mưa chảy tràn trên bề mặt từ phân xưởng sản xuất phân vi sinh của Công ty Tùng Lâm cuốn trôi bùn, phân xuống hồ chứa (do các hạng mục công trình nhà xưởng sản xuất phân vi sinh chưa hoàn thiện, hiện chỉ có mái che, chưa xây dựng tường bao xung quanh).

Riêng nguồn nước mặt tại chân cầu sông Giêng, suối Ông Châu chưa xác định được nguồn gây ô nhiễm do tại thời điểm khảo sát không phát hiện các nguồn thải thải ra khu vực sông Giêng.

Trước đó, như Báo Nông nghiệp Việt Nam thông tin, người dân và UBND xã Tân Đức, huyện Hàm Tân (Bình Thuận) đã phản ánh tình trạng ô nhiễm nguồn nước và cá chết trên đoạn sông Giêng thuộc khu vực hạ lưu Nhà máy sản xuất cồn của Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm.

Ngay khi nhận được thông tin, Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bình Thuận chủ trì phối hợp với UBND xã Tân Đức cùng với Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai, đại diện UBND huyện Xuân Lộc triển khai kiểm tra để xác minh trình trạng ô nhiễm đoạn sông Giêng giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai.

Sau đó, Đoàn công tác do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận chủ trì phối hợp với Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Nai và UBND huyện Xuân Lộc kiểm tra, xác minh tình trạng ô nhiễm đoạn sông Giêng giáp ranh 2 tỉnh. Kết quả kiểm tra tại khu vực chân cầu sông Giêng, nguồn nước có màu đen, cá chết rải rác và nguồn nước có mùi hôi, dòng chảy nhẹ. Dọc lên thượng nguồn tại khu vực suối Ông Châu, cách cầu Sông Giêng 700m và cách Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm (thuộc Công ty TNHH MTV Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm khoảng 500m thì nguồn nước có màu vàng tự nhiên, không có mùi hôi, có tình trạng cá chết, dòng chảy nhẹ.

Tại điểm xả Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm, nguồn nước có màu vàng tự nhiên, không có mùi hôi, không có tình trạng cá chết, dòng chảy nhẹ, không phát hiện dấu hiệu rò rỉ, đường ống xả thải ra suối và trên đoạn sông Giêng.

Tại hồ nước tự nhiên trong khu vực đất của Dự án Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm (hồ nước nằm cạnh xưởng sản xuất phân vi sinh của Công ty, nhà xưởng được triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động đầu năm 2022), nước có màu nâu đen và có mùi hôi.

Trước tình hình cá chết trên sông Giêng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Phan Văn Đăng đã ký văn bản giao Công an tỉnh tăng cường trinh sát để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường, xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.