| Hotline: 0983.970.780

Đại dương đang nhiễm độc nhựa

Thứ Tư 07/12/2022 , 06:36 (GMT+7)

Các vấn đề ô nhiễm và ảnh hưởng của ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là hạt vi nhựa trong hệ sinh thái biển đang ở mức báo động.

Trong năm 2021, thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa, gần gấp đôi so với con số ghi nhận năm 2000.

Trong năm 2021, thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa, gần gấp đôi so với con số ghi nhận năm 2000.

Báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho thấy, trong năm 2021, thế giới đã sử dụng 460 triệu tấn nhựa, gần gấp đôi so với con số ghi nhận năm 2000. Mặc dù, rác thải nhựa gia tăng, song chỉ có 15% được phát hiện là đã được thu gom để tái chế, nhưng chỉ có 9% được tái chế thực sự, 6% còn lại được xử lý làm chất cặn bã. Nhiều chất dẻo đã bị rò rỉ vào môi trường nước, với 1,7 triệu tấn chảy ra đại dương trong năm 2019. Ước tính có khoảng 30 triệu tấn rác thải nhựa trong đại dương và 109 triệu tấn khác tích tụ trong các dòng sông.

Còn Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cũng đã công bố báo cáo về thực trạng rác thải nhựa đại dương. Theo đó, WWF cho biết, rác thải nhựa đã xuất hiện ở những vùng xa xôi nhất và những vùng nguyên sinh của trái đất như vùng băng Bắc Cực và trong các loài cá sinh sống tại khu vực sâu nhất của đại dương là Rãnh Mariana.

Cũng theo báo cáo này, mỗi năm có khoảng từ 19 đến 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó, phần lớn là sản phẩm nhựa dùng 1 lần. Rác này chiếm tới 60% nguyên nhân gây ô nhiễm đại dương.

Các nghiên cứu cho thấy, rác thải nhựa trong đại dương có nguồn gốc từ đất liền, bị cuốn theo những dòng chảy từ các đô thị, do tràn cống, xả rác, chất thải từ các hoạt động công nghiệp và xây dựng…

Mỗi năm có khoảng từ 19 đến 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó, phần lớn là sản phẩm nhựa dùng 1 lần.

Mỗi năm có khoảng từ 19 đến 23 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển, trong đó, phần lớn là sản phẩm nhựa dùng 1 lần.

Ô nhiễm nhựa trên đại dương cũng bắt nguồn từ ngành đánh bắt cá, các hoạt động hàng hải và nuôi trồng thủy sản. Dưới tác động của bức xạ tia cực tím, gió, dòng chảy và các yếu tố tự nhiên khác, nhựa bị phân hủy thành các hạt nhỏ được gọi là hạt vi nhựa hoặc nano nhựa. Kích thước nhỏ khiến chúng dễ dàng bị các sinh vật biển vô tình ăn phải.

Báo cáo của WWF cho biết, 88% các loài sinh vật biển mà tổ chức này nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm nhựa rất nghiêm trọng. Ít nhất có 2.144 loài phải sống trong môi trường ô nhiễm nhựa. Báo cáo cũng dự đoán sản lượng nhựa sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040, khiến lượng rác thải nhựa trên đại dương tăng gấp 4 lần. Hiện mỗi năm có khoảng 14 triệu tấn rác thải nhựa trôi ra đại dương.

Thực tế cho thấy, khi ở trong nước, nhựa bắt đầu phân hủy, nhỏ hơn và thậm chí nhỏ đến mức không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Do đó, ngay cả khi các vấn đề gây ô nhiễm môi trường trong đại dương hoàn toàn chấm dứt, lượng vi nhựa tại đây vẫn có thể tăng gấp 2 lần vào năm 2050. Trong khi đó, rác thải nhựa vẫn tiếp tục đổ ra biển với khối lượng tăng gấp 2 lần vào năm 2040 theo ước tính. Cũng trong khoảng thời gian này, WWF dự báo ô nhiễm nhựa tại các đại dương sẽ tăng gấp 3 lần. Và theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), một bi kịch mới được hình thành khi vi hạt nhựa trong đại dương nhiều hơn số sao trong vũ trụ đã biết, lên tới 12.000 vi hạt trên một lít nước.

Dưới tác động của bức xạ tia cực tím, gió, dòng chảy và các yếu tố tự nhiên khác, nhựa bị phân hủy thành các hạt nhỏ được gọi là hạt vi nhựa hoặc nano nhựa. Kích thước nhỏ khiến chúng dễ dàng bị các sinh vật biển vô tình ăn phải.

Dưới tác động của bức xạ tia cực tím, gió, dòng chảy và các yếu tố tự nhiên khác, nhựa bị phân hủy thành các hạt nhỏ được gọi là hạt vi nhựa hoặc nano nhựa. Kích thước nhỏ khiến chúng dễ dàng bị các sinh vật biển vô tình ăn phải.

Đặc biệt, trong 2 năm gần đây, khi đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu, lượng rác thải nhựa phát sinh do dịch Covid-19 quá tải và việc thu gom, xử lý của các quốc gia càng trở nên khó khăn. Các nghiên cứu cho thấy, đại dịch Covid-19 đã phát sinh khoảng 26.000 tấn rác thải nhựa, tương đương với 2.000 xe buýt 2 tầng xả ra đại dương. Trong đó chủ yếu là các thiết bị bảo hộ cá nhân như: Khẩu trang, găng tay.

Các nhà khoa học dự đoán rằng vào cuối thế kỷ này, gần như toàn bộ lượng rác thải nhựa liên quan đến đại dịch Covid-19 sẽ trôi dạt trên mặt biển hoặc nằm sâu dưới đáy đại dương. Đáng chú ý, các loại chất thải nhựa chủ yếu từ nguồn chất thải y tế trong các bệnh viện. Thực tế này đã đặt ra bài toán lâu dài trong việc bảo vệ môi trường biển, đặc biệt trên bề mặt đại dương và khu vực trầm tích ven biển.

Nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy tỷ lệ quá tải lượng rác thải nhựa phát sinh do đại dịch Covid-19 cao nhất ở khu vực châu Á với 46%, nguyên nhân hàng đầu do sử dụng lượng khẩu trang khá lớn, tiếp theo sau là châu Âu ở mức 24%, Bắc và Nam Mỹ là 22%.

Với mức độ ô nhiễm nhựa đang ở quy mô toàn cầu, chi phí loại bỏ nhựa ra khỏi môi trường là rất lớn.

Với mức độ ô nhiễm nhựa đang ở quy mô toàn cầu, chi phí loại bỏ nhựa ra khỏi môi trường là rất lớn.

WWF cho hay, hiện không có đủ bằng chứng để ước tính những hậu quả tiềm ẩn của tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa ở các đại dương đối với con người. Tuy vậy, báo cáo phát hiện sự tồn tại của các chất có gốc là nhiên liệu hóa thạch ở mọi khu vực của biển cả, từ mặt biển đến đáy sâu đại dương, từ các cực đến đường bờ biển của những hòn đảo xa xôi nhất, phát hiện ở cả những sinh vật phù du nhỏ nhất cho đến cá voi - loài lớn nhất sinh sống ở biển. Với mức độ ô nhiễm nhựa đang ở quy mô toàn cầu, chi phí loại bỏ nhựa ra khỏi môi trường là rất lớn. Do đó, đa số giải pháp cho vấn đề ô nhiễm nhựa đều tập trung vào việc ngăn chặn rác thải nhựa hoặc hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa.

Cùng với đó, theo Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương, đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 75% rác thải nhựa đại dương; 100% số ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni-lông khó phân hủy; 100% các khu bảo tồn không còn rác thải nhựa…

Từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2022, Tổng cục Thủy sản phối hợp với báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Bảo tồn biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì thế hệ mai sau”.

Các bài dự thi có thể dựa trên chủ đề chính để xây dựng các tác phẩm, trong đó thể hiện được các nhóm chủ để như: Các hoạt động thường diễn ra ở khu bảo tồn biển; Các hoạt động cần thiết để góp phần bảo vệ, xây dựng khu bảo tồn biển bền vững; Những hành động nên và không nên làm ở khu bảo tồn biển; Các hoạt động bảo vệ rùa biển, bảo vệ thú biển, bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

Hoặc các nhóm chủ đề: Các giải pháp, ý tưởng để góp phần xây dựng khu bảo tồn biển bền vững; Các hoạt động bảo vệ, tái tạo các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm đặc biệt là các loài rùa biển, thú biển; Những ước mơ, hành động cần thiết để có các khu bảo tồn biển phát triển bền vững, các loài nguy cấp, quý, hiếm được tái tạo phát triển…

Bài dự thi gửi qua đường bưu điện ghi rõ: Bài dự thi cuộc thi vẽ tranh ‘‘Bảo tồn biển, bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì thế hệ mai sau” hoặc “Vẽ tranh Bảo tồn biển”.

Nơi nhận bài dự thi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại: Báo Nông nghiệp Việt Nam - Số 14, Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại : 038.605.6904 (anh Phạm Trung Hiếu) hoặc 024.3211.5475 (gặp Tuấn Anh).

Địa chỉ email nhận bài dự thi kỹ thuật số: nmpa.vietnam@gmail.com.

Thời gian nhận bài dự thi từ ngày 9/11 đến 9/12/2022. Thời gian chấm thi từ ngày 12/12 đến 20/12/2022. Lễ Tổng kết và trao giải thưởng vào ngày 26/12/2022.

Xem thêm
Nuôi nhuyễn thể có thể là mũi nhọn lớn thứ 3 sau tôm, cá tra

Người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ngày càng nhận thấy nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thực phẩm giàu protein, ít béo…, đặc biệt việc nuôi trồng bền vững với môi trường.

Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất