| Hotline: 0983.970.780

Đại Từ: Diện mạo mới, tâm thế mới

Thứ Hai 24/08/2020 , 09:34 (GMT+7)

Ở khắp 30 xã, thị trấn của huyện chính là nông thôn đã có bước đột phá mạnh mẽ, đời sống nhân dân được nâng lên.

Từ lâu, người xứ chè vẫn luôn coi mảnh Đại Từ chính là một Thái Nguyên thu nhỏ.

Đại Từ có phố huyện sầm uất nhất trong số các huyện lỵ của Thái Nguyên, có sự hiện diện của nền công nghiệp hiện đại, có hương chè Hùng Sơn, La Bằng... tỏa ngát muôn phương. Cùng với đó là  dòng sông Công dọc triền Tam Đảo tạo nên Hồ Núi Cốc trữ tình và mảnh đất ATK Đại Từ thơ mộng.

Sức bật nông thôn mới

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015-2020, Đại Từ đã triển khai thực hiện một loạt giải pháp hữu hiệu, vượt qua khó khăn, thực hiện đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu nghị quyết đề ra, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch ở mức cao, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao mức sống cho nhân dân.

Qua 1 nhiệm kỳ nhìn lại, có thể khẳng định, thay đổi dễ nhận thấy nhất ở khắp 30 xã, thị trấn của huyện chính là nông thôn đã có bước đột phá mạnh mẽ. Cơ sở hạ tầng nông thôn có bước phát triển lớn, đời sống nhân dân được nâng lên nhiều.

Để có được kết quả này, huyện đã chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả việc huy động nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới, sự đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những hạng mục, công trình thiết yếu, phục vụ lợi ích cộng đồng và gắn với hoàn thành tiêu chí nông thôn mới.

Cùng với đó, thực hiện tốt việc công khai, minh bạch, qua đó, đã tạo được sự đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Nhiệm kỳ qua, tổng nguồn vốn huy động cho xây dựng nông thôn mới của huyện là trên 916 tỷ đồng.

Trong đó, vốn trực tiếp cho Chương trình xây dựng xây dựng nông thôn mới gần 157 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác trên 588 tỷ đồng; các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh đóng góp trên 11 tỷ đồng; nhân dân đóng góp gần 160 tỷ đồng.

Hiện, toàn huyện có 18/28 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân các xã đạt từ 16 tiêu chí, không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí, huyện Đại Từ được đánh giá là địa phương dẫn đầu phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Nguyên.

Kết quả này đã chứng tỏ sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Đảng bộ huyện trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trung tâm thị trấn Hùng Sơn. Ảnh: Đồng Thưởng.

Trung tâm thị trấn Hùng Sơn. Ảnh: Đồng Thưởng.

Đột phá xây dựng hạ tầng cơ sở

Đảng bộ huyện Đại Từ đã lựa chọn xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong những khâu đột phá. Trải qua 5 năm, Đại Từ đã chứng minh những cố gắng, sự năng động của mình bằng một loạt các công trình, dự án.

Ông Phạm Quang Anh (Chủ tịch UBND huyện Đại Từ) cho biết, xác định, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng là yếu tố hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nên những năm qua, huyện đã tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại và hiệu quả. Để làm được như vậy, huyện đã mở rộng huy động đa dạng các nguồn lực đầu tư.

Cùng với phát huy nội lực, huyện thường xuyên gặp gỡ, trao đổi thông tin, chủ động vào cuộc tháo gỡ khó khăn và đồng hành cùng doanh nghiệp, qua đó, củng cố niềm tin đối với các nhà đầu tư. Ngoài ra, huyện đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, giải phóng mặt bằng...

Nhờ đó mà những năm gần đây, “làn sóng” đầu tư vào huyện có xu hướng tăng cả về số lượng nhà đầu tư và số vốn đầu tư đăng ký. 5 năm qua, tổng vốn ngoài ngân sách dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng có mức tăng mạnh, đạt trên 9.000 tỷ đồng. Cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, huyện đã sử dụng có hiệu quả số vốn này trong phát triển cơ sở hạ tầng.

Trong đó, kinh phí làm đường giao thông 650 tỷ đồng; xây dựng, sửa chữa phòng học 2.200 tỷ đồng; đầu tư xây dựng đường điện 701,7 tỷ đồng; xây mới, cải tạo, nâng cấp nhà văn hóa xóm 165 tỷ đồng; xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc 105 tỷ đồng; xây dựng, sửa chữa trạm y tế 35 tỷ đồng; đầu tư, xây dựng, nâng cấp chợ 15 tỷ đồng...

Số còn lại, huyện đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng các khu dân cư, khu công nghiệp, một số công trình phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, tâm linh.

Kết quả là sự hiện diện khang trang của những công trình như Dự án khu đô thị kiểu mẫu số 1 thị trấn Hùng Sơn và Chợ trung tâm huyện Đại Từ. Dự án có tổng diện tích trên 20ha, với tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng; Dự án khu dân cư cũng được triển khai như: 1A, 1B, Đồng Khốc, Bán Luông, trung tâm xã Phú Thịnh, Long An, Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị sân vận động trung tâm huyện… cùng các công trình trọng điểm như: Mở rộng khu di tích lịch sử Quốc gia 27/07, không gian văn hóa trà, trung tâm văn hóa các dân tộc huyện Đại Từ...

Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện đã trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục đầu tư các dự án khu đô thị, điểm dân cư nông thôn, khu du lịch sinh thái, du lịch tâm linh… cho 58 dự án trên địa bàn huyện.

Đến nay, huyện đã ký kết 3 hợp đồng thực hiện dự án đầu tư ngoài ngân sách, đang hoàn thiện thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư 5 dự án, đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 14/51 dự án, đang thực hiện trình tự thủ tục lập quy hoạch chi tiết 18 dự án.

Song song với phát triển hạ tầng các khu dân cư, những năm gần đây, Đại Từ đã có bước phát triển đồng bộ về giao thông, kết nối tương đối liên hoàn các xã, thị trấn. Đến nay, Đại Từ đã đầu tư xây dựng và cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng được trên 755km đường giao thông nông thôn.

Ngoài ra, huyện xây dựng, sửa chữa 930 phòng học; 60 công trình thủy lợi; 40km kênh mương; 23 nhà văn hóa xã; 170 nhà văn hóa xóm; 14 trụ sở làm việc; 8 trạm y tế.

Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của huyện Đại Từ trong nhiệm kỳ 2015 - 2020: 

 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 12,22%, vượt 2,22% so với chỉ tiêu của Nghị quyết.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,2%/năm, vượt 0,2% so với Nghị quyết.

 - Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 25,29%/năm vượt 8,29% so với chỉ tiêu Nghị quyết.

- Giá trị thương mại - dịch vụ tăng 17,35%/năm, vượt 1,35% so với chỉ tiêu Nghị quyết.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Biến rác thải thành điểm tham quan hấp dẫn

QUẢNG NINH HTX Green Life Hạ Long đã trở thành điểm tham quan, trải nghiệm lối sống xanh của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến với Quảng Ninh.

5 điểm bán sản phẩm OCOP phục vụ giỏ quà tết tại Kiên Giang

Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đến nay đã thành lập được 5 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, với hàng trăm giỏ quà tết được tiêu thụ mỗi ngày.

Bình luận mới nhất