|
Người dân rất bức xúc cơ sở gia công nhựa phế liệu gây ô nhiễm môi trường |
Theo phản ánh của người dân ở thôn Mỹ Thạnh, cơ sở gia công nhựa phế liệu do bà Lưu Thị Mỹ Diễm làm chủ bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 9/2016, được xây tại sân kho 8 có diện tích 200m2. Tuy nhiên từ tháng 4/2017 cơ sở đã gây tiếng ồn, mùi hôi và xả nước thải độc hại chưa qua xử lý ra môi trường, khiến các giếng nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
Giếng nước nhà ông Nguyễn Văn Thuận trước đây khi chưa có cơ sở phế liệu nước trong vắt được sử dụng ăn uống, sinh hoạt hàng ngày bình thường. Thế nhưng sau khi cơ sở phế liệu đi vào hoạt động, đã phát sinh mùi hôi, tiếng ồn và nước thải súc rửa từ các chai lọ nhôm nhựa được thải trực tiếp ra môi trường khiến giếng nước ô nhiễm nặng nên hiện không sử dụng được.
“Mặc dù gia đình tôi đã khoan thêm một giếng nước cách giếng cũ khoảng 30m nhưng nước cũng bị đổi màu. Khi bơm nước giếng lên, trên bề mặt của thùng chứa nước xuất hiện một lớp bọt trắng như xà phòng dày đặc và có mùi hôi rất khó chịu”, ông Thuận nói.
Không chỉ gia đình ông Thuận, các gia đình khác như ông Nguyễn Sửu, ông Nguyễn Ngọc Toàn, bà Cao Thị Nàng… cũng bức xúc không kém. Hầu hết các gia đình cho rằng, các giếng nước của họ đều bị ô nhiễm là do cơ sở phế liệu xả thẳng nước thải ra môi trường và ngấm vào mạch nước ngầm.
Người dân cho rằng nguyên nhân nước giếng bị ô nhiễm là từ cơ sở gia công nhựa phế liệu gây nên |
Tại buổi đối thoại, người dân đã thống nhất để cơ sở phế liệu của bà Diễm thanh lý hết số hàng phế liệu tồn kho nhưng chỉ ép khô chứ không sử dụng nguồn nước trong quá trình sản xuất; không được nhập thêm phế liệu. Thời hạn để cơ sở này di dời ra khỏi khu dân cư là ngày 15/7/2017. |
Còn ông Võ Hữu Vinh, Trưởng thôn Mỹ Thành cho biết, bà con ở thôn Mỹ Thành đã thống nhất đề nghị các ngành chức năng và UBND huyện có biện pháp buộc cơ sở phế liệu di dời đi nơi khác… Đồng thời cần lấy mẫu nước thải của cơ sở phế liệu và cả các mẫu nước giếng bị ô nhiễm để đưa đi xét nghiệm và có hướng xử lý, nhằm đảm bảo sức khỏe người dân.
Trước những bức xúc của người dân, mới đây, UBND xã Hòa Thắng cùng Phòng TN-MT huyện Phú Hòa đã tổ chức buổi đối thoại giữa người dân với chủ cơ sở gia công nhựa phế liệu. Ông Nguyễn Thành Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Thắng, cho biết sau khi lấy mẫu nước giếng bị ô nhiễm để đưa đi xét nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Sở KH-CN Phú Yên), trong 8 chỉ tiêu xét nghiệm mẫu nước lấy tại nhà ông Nguyễn Văn Thuận thì có 2 chỉ tiêu đó là KMnO4 (thuốc tím) có trong mẫu nước vượt 1,3 lần và Mangan vượt 10,6 lần.
Ông Đào Bá Thanh, cán bộ Phòng TN-MT huyện, cho biết cơ sở gia công, cán, dập hàng nhôm, nhựa phế liệu này có đăng ký kinh doanh và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, từ tháng 4/2017 lại lắp đặt thêm dây chuyền tái chế nhựa nên phát sinh tiếng ồn và nước thải nhưng không báo cáo với ngành chức năng và địa phương và cũng không có báo cáo đánh giá tác động môi trường cho vấn đề phát sinh này.
Tại thời điểm kiểm tra, cán bộ Phòng TN-MT huyện không phát hiện cơ sở xả thải nên không thể lấy mẫu nước thải ngoài môi trường được. Hiện cơ sở này chuyển nước thải về nhà riêng ở khu vực gần cơ sở sản xuất để xử lý…
Người dân cho biết, nước giếng có bọt trắng như xà phòng dày đặc và có mùi hôi rất khó chịu |