| Hotline: 0983.970.780

Dân 'chạy đua đền bù' với đại dự án Hồ Núi Cốc

Thứ Hai 21/03/2016 , 08:35 (GMT+7)

Có thể thấy, việc đầu tư để đón bồi thường tại Dự án Hồ Núi Cốc thực sự là một canh bạc. Bởi lẽ, cho đến thời điểm hiện nay, khi mà một số thủ tục của Dự án chưa được thực, chưa có quy hoạch chi tiết thì việc “thả câu” của người dân chẳng khác nào cầu may.

Ngày 17/2/2016, tỉnh Thái Nguyên và doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường (tỉnh Ninh Bình) đã tổ chức lễ động thổ xây dựng đại Dự án Khu du lịch Hồ Núi Cốc với tổng mức đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng. Trước và ngay sau khi lễ động thổ được tổ chức, vùng Dự án trước đây vốn lặng lẽ bao nhiêu thì nay lại sôi động, náo nhiệt bấy nhiêu.

Kinh doanh bồi thường

Ngoài việc chuẩn bị cho lễ động thổ, đến nay, chủ đầu tư chưa tập kết phương tiện, thiết bị để tổ chức các hoạt động xây dựng. Vậy nhưng, tại khu vực xóm 9, xóm 10 (thuộc xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ), người ta thấy khung cảnh hối hả lao động dựng xây của các hộ dân. Nhà thì làm sân, hộ lại làm tường. Phần lớn các hộ thực hiện việc cơi nới, mở rộng diện tích sinh hoạt bằng mái tôn.

Một hoạt động khác được ghi nhận là việc tự phát trồng chè, trồng cây lâu năm một cách bất thường của một số hộ dân tại vùng Đền Gàn (xóm 10, xã Vạn Thọ - nơi diễn ra lễ động thổ Dự án). Ghi nhận của PV NNVN, chỉ vài ngày sau lễ động thổ, gần như toàn bộ diện tích mặt bằng để thực hiện lễ động thổ đã được người dân phủ kín bằng các hom chè.

Trong khi đó, một số diện tích liền kề được trồng keo và một số loại cây ăn quả khác. Chắc chắn việc trồng cây không nhằm mục đích sản xuất mà chỉ tính đến vụ lợi kinh doanh bồi thường nên hầu hết các cây trồng được đặt xuống đất rất cẩu thả. Tất cả các loại cây giống đều được giữ nguyên trong hom để đặt xuống rồi vùi qua một lớp đất. Nếu diện tích trên bị giải tỏa thì những hom cây giống trên vẫn có thể tận dụng được.

Trong một diễn biến khác, chính quyền địa phương đã đặc biệt quan tâm đến một số đối tượng vãng lai từ nhiều địa phương khác tìm đến vùng Dự án để thực hiện đầu tư xây dựng vào đây. Ngoài việc câu kết với người dân bản địa để đầu tư, xây dựng còn có cả việc đầu tư mua tư liệu, đất đai hòng kiếm bồi thường.

Chạy đua

Hôm 22/2, chủ trì cuộc họp bàn về triển khai các nhiệm vụ trong việc phối hợp thực hiện Dự án Hồ Núi Cốc, ông Đoàn Văn Tuấn (Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên), đã khẳng định, khi chính quyền vào cuộc thì người dân ở cơ sở cũng đã vào cuộc rồi. Vì lẽ đó, phải khẩn trương hoàn thiện các bước về thủ tục đầu tư, sớm có khoanh vùng Dự án, đồng thời thực hiện quản lý chặt chẽ mọi hoạt động từ cơ sở để đảm bảo sự ổn định hiện trạng.

09-49-11_2

Từ chiều ngày 22/2 cho đến nay, theo nắm bắt của PV NNVN, hầu hết các ban ngành, các cơ quan chức năng từ tỉnh, huyện, xã đã có mặt tại vùng Dự án, đồng loạt thực hiện việc đo đạc, kiểm đếm hiện trạng và ngăn chặn tình trạng xây dựng, trồng trọt vi phạm các quy định.

Có thể thấy, việc đầu tư để đón bồi thường tại Dự án Hồ Núi Cốc thực sự là một canh bạc. Bởi lẽ, cho đến thời điểm hiện nay, khi mà một số thủ tục của Dự án chưa được thực thi, chưa có khoanh vùng, chưa có quy hoạch chi tiết thì việc lựa chọn địa điểm để “thả câu” của người dân chẳng khác nào cầu may.

Ông Lê Thanh Sơn (Phó chủ tịch UBND huyện Đại Từ) cho biết, UBND huyện đã họp khẩn với chính quyền 6 xã trên địa bàn nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân; yêu cầu đảm bảo thực hiện chặt chẽ các quy định về quy hoạch, quản lý xây dựng theo luật. Các xã cũng đã thành lập BCĐ quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng và đất đai. Đặc biệt, chính quyền các cấp cũng đảm bảo quản lý hành chính, theo dõi chặt chẽ một số đối tượng có dấu hiệu thực hiện kinh doanh bồi thường trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Quý (Trưởng BQL rừng phòng hộ - bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc) cho biết, khi Dự án khu du lịch được triển khai, đơn vị BQL đã tăng cường các biện pháp để quản lý chắc chắn diện tích được phân giao.

Chắc chắn là những biến động về xây dựng, sản xuất sẽ diễn ra tại những diện tích đất rừng sản xuất, đất thổ cư, đất nông nghiệp của nhân dân. Còn tại các diện tích rừng phòng hộ thì hoạt động kinh doanh bồi thường không thể diễn ra. Người dân đầu tư xây dựng vào diện tích đất rừng phòng hộ thì khác nào quăng tiền vào lửa.

Theo báo cáo của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, dự án bao gồm các khu chức năng chính: Khu tâm linh với chùa Tháp cao 150m, đền thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, đền thờ Tam Thánh: Cao Sơn, Quý Minh Đại Vương, Trần Hưng Đạo; khu dịch vụ đón tiếp gồm trung tâm đón tiếp, khách sạn 5 sao, sân golf 36 lỗ, bến thuyền; các tuyến du lịch quanh hồ Núi Cốc; khu làng văn hóa các dân tộc… Chủ đầu tư cũng cam kết, đến hết năm 2019, dự án sẽ hoàn thành giai đoạn 1 và bắt đầu đón khách du lịch.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

[Bài 3] Những bài ca 'viết trên báng súng'

'Âm nhạc về Điện Biên Phủ không chỉ là những bài ca, ca khúc. Nó đã biến thành những hợp xướng, giao hưởng, trở thành một 'binh chủng âm nhạc hùng hậu...'.