| Hotline: 0983.970.780

Dân Hàn -Trung ‘đụng độ trên mạng’ vì món dưa muối

Thứ Ba 01/12/2020 , 15:21 (GMT+7)

Tranh cãi giữa cộng đồng mạng hai quốc gia nổ ra sau khi Trung Quốc giành được chứng nhận quốc tế cho món dưa muối Pao Cai, mà người Hàn Quốc gọi là kim chi.

Món dưa muối Pao Cai bày bán ở các siêu thị Bắc Kinh hôm 1/12. Ảnh: Reuters

Món dưa muối Pao Cai bày bán ở các siêu thị Bắc Kinh hôm 1/12. Ảnh: Reuters

Sự cố tranh cãi xảy ra khởi nguồn từ món dưa muối có tên gọi Pao Cai, xuất xứ từ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) giành được chứng chỉ món ăn quốc tế khiến cư dân mạng Hàn Quốc cho rằng nhái theo món kim chi được làm từ bắp cải của nước này.

Theo đó Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã trao chứng chỉ cho món dưa muối Pao Cai, một thành tựu mà tờ Thời báo Hoàn cầu ca ngợi là đạt “tiêu chuẩn quốc tế cho ngành công nghiệp kim chi do Trung Quốc dẫn đầu”.

Ngay lập tức, truyền thông Hàn Quốc đã có phản ứng với tuyên bố Bắc Kinh và cáo buộc nước láng giềng lớn hơn đang cố gắng biến món đặc sản kim chi thành một món có tên Pao Cai do Trung Quốc sản xuất.

Sau khi một đoạn phim ngắn giới thiệu thành quả trên của Trung Quốc, nó đã được lan truyền chóng mặt và gây phẫn nộ trên các mạng xã hội ở Hàn Quốc. "Điều đó là hoàn toàn vô lý, đúng là một kẻ ăn trộm văn hóa của chúng ta!", một cư dân mạng Hàn Quốc viết trên mạng Naver.com, một nền tảng thông tin điện tử phổ biến ở xứ sở Kim chi.

“Tôi đã đọc một câu chuyện trên truyền thông rằng giờ đây Trung Quốc nói rằng món kim chi là của họ, và họ đang làm chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế cho nó. Thật là lố bịch. Tôi e rằng họ còn có thể sẽ đánh cắp cả trang phục Hanbok của người Hàn và nhiều thứ văn hóa khác nữa chứ không chỉ dừng ở kim chi”, cư dân mạng Kim Seol-ha, 28 tuổi ở thủ đô Seoul nói.

Món dưa muối Pao Cai bày bán ở các siêu thị Bắc Kinh hôm 1/12. Ảnh: Reuters

Món dưa muối Pao Cai bày bán ở các siêu thị Bắc Kinh hôm 1/12. Ảnh: Reuters

Một số phương tiện truyền thông Hàn Quốc thậm chí còn mô tả thước phim trên là một  “nỗ lực thống trị thế giới” của Trung Quốc, trong khi một số bình luận trên mạng xã hội cũng bày tỏ sự bức xúc và lo ngại rằng Bắc Kinh đang thực hiện “hành vi cưỡng bức kinh tế”.

Kim chi ở Hàn Quốc không đơn giản chỉ làm từ cải thảo mà người dân Hàn còn sử dụng đa dạng các loại rau, củ, quả khác để muối chua như su hào, cà rốt, củ cải trắng, củ cải vàng, dưa chuột… Việc muối kim chi có sử dụng ớt bột chỉ mới thực sự phổ biến vào khoảng thế kỉ thứ 19 và từ đó đến nay ngày càng có thêm nhiều loại kim chi khác ra đời.

Trên mạng Weibo, nền tảng tương tự với Twitter ở Trung Quốc, nhiều cư dân mạng nước này đã tuyên bố kim chi là món ăn truyền thống của đất nước họ, bởi vì hầu hết kim chi được tiêu thụ ở Hàn Quốc đều được sản xuất tại Trung Quốc.

"Nếu món ăn của bạn không đạt tiêu chuẩn quốc tế thì nó không phải là kim chi", một người viết trên mạng Weibo.

“Thậm chí ngay cả đến cách phát âm của kim chi cũng có nguồn gốc từ tiếng Trung, vậy còn gì để nói nữa”, một người khác viết thêm.

Theo Reuters, Bộ Nông nghiệp Hàn Quốc hôm Chủ nhật đã ra một tuyên bố cho rằng tiêu chuẩn ISO mà Trung Quốc đã giành được không áp dụng cho món kim chi. “Thật là không phù hợp khi thông báo rằng (Pao Cai giành được ISO) mà không phân biệt được sự khác nhau giữa kim chi và Pao Cai ở Tứ Xuyên của Trung Quốc”, tuyên bố cho biết.

Món dưa muối kim chi đặc sản lâu đời của người Hàn Quốc còn được gọi là Kimjang đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Món kim chi chính hiệu của người Hàn Quốc. Ảnh: KRT

Món kim chi chính hiệu của người Hàn Quốc. Ảnh: KRT

Theo các tài liệu, tính đến năm 1827, Hàn Quốc đã có  92 loại kim chi khác nhau, trong số đó bao gồm cả những món cá lên men kim chi vô cùng độc đáo. Và đến ngày nay, các món ăn kim chi ở Hàn Quốc đã có tới hơn 200 loại khác nhau.

Thậm chí người ta còn xây dựng bảo tàng kim chi ở Seoul – thủ đô Hàn Quốc để trưng bày các loại kim chi khác nhau cùng với những thông tin về lịch sử cũng như những tác dụng của món ăn này. Đến thăm quan bảo tàng, du khách cũng có thể tự tay làm thử kim chi trong lớp dạy chế biến kim chi tại đây.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.