| Hotline: 0983.970.780

Đáng nể những người mưu sinh bằng nghề bắt ong tử thần

Thứ Năm 25/01/2018 , 14:30 (GMT+7)

 Đó là loài ong mà một người bình thường chỉ cần vài ba vết đốt từ nọc độc ong đã dẫn tới tử vong, ngay cả với con trâu mộng cũng không thể chịu quá 10 vết đốt của loài ong được mệnh danh ong tử thần này. 

Thế nhưng ở vùng đất này, lại có những người mưu sinh bằng nghề bắt ong tử thần ấy.

I. Ong bắp cày được các nhà khoa học mệnh danh là loài ong tử thần. Đây là loài ong hung dữ và nọc độc có thể gây chết người. Nhiều thợ săn ong rừng có “số má” ở thị trấn Tây Trà, huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) liên tục lắc đầu lè lưỡi khi nhắc đến loài ong kinh khủng này.

13-04-53_1
Một tổ ong bắp cày.

“Bình thường một con trâu mộng bị khoảng 10 vết đốt của ong bắp cày là lăn ra chết, còn người khỏe mạnh chỉ vài ba phát chích là chết lâm sàng, nếu không biết cách chữa kịp thời thì bỏ mạng như chơi. Dân săn ong rừng kỳ cựu như chúng tôi đây mà cũng không dám bén mảng đến tổ ong bắp cày nữa là người thường. Đi rừng mà vô phúc gặp hay đạp trúng tổ ong này thì tốt nhất là bỏ chạy thật nhanh!”, một thợ săn ong nói.

Dân săn ong rừng sợ ong tử thần là như thế, nhưng anh Hồ Văn Toàn ở thị trấn Tây Trà, lại là một tay săn ong bắp cày cừ khôi ở đất này. Một điều đặc biệt, là anh có khả năng bắt ong bắp cày bằng tay mà không cần dụng cụ bảo hộ. Anh Toàn cho biết, do đặc điểm sinh sống, ong bắp cày thường làm tổ dưới đất, muốn tìm được ong thì phải tìm đến các vùng có hoa, nhiều côn trùng, sau đó theo dõi tìm về nơi làm tổ của ong bắp cày.

Theo anh Toàn bật mí, thì việc phát hiện ra tổ ong ở giữa rừng mênh mông là chuyện khó như “mò kim đáy bể”. Với những người mới vào nghề thì có khi đi cả năm trời cũng chẳng phát hiện được một tổ ong bắp cày nào, nhưng với những người săn “ong tử thần” có kinh nghiệm như anh thì chỉ cần đi săn là thể nào cũng đào được ong đem về bán.

Ngón nghề mà anh Toàn tìm ra ong cũng rất đớn giản, nhưng chẳng phải ai cũng học được. Dựa vào đặc tính đặc biệt của loài ong này là thường đi lẻ bầy đến các vùng có hoa để tìm bắt ong nhỏ và côn trùng. Người câu ong chỉ cần dùng một cành cây vót nhọn, buộc một con côn trùng có thắt sợi chỉ mỏng, đầu còn lại buộc với một sợi lông chim nhỏ rất nhẹ màu trắng để nhận biết. Khi chú ong sà đến ôm con mồi rồi lao đi giữa không trung thì việc còn lại chỉ là đi theo ong về tổ.

Tuy nhiên, việc bắt ong bắp cày cũng rất kỳ công, phải chuẩn bị mọi thứ từ sớm, sau đó đợi trời tối mới tiến hành bắt được. Anh Toàn kể, có lần anh đi săn ong lúc sáng sớm, tìm được tổ của loài ong này lúc gần 8 giờ sáng, nhưng phải nằm gần đó phục chờ đến tối mới bắt được. Lúc bắt được ong xong thì cũng đã gần nửa đêm. Người nhà tưởng anh bị lạc rừng nên túa nhau đi tìm, đến lúc tìm được thì thấy anh về với lủng lẳng một bao ong ở phía sau.
 

II. Để bắt được loài ong cực độc này, dụng cụ kiếm cơm của anh Toàn chỉ là cuốc xẻng, vỏ trấu, ống thổi khói và vốn “mẹo vặt sinh tử” được đúc kết từ hàng chục năm đi bắt ong rừng. Anh Toàn chia sẻ bí mật, ong bắp cày đốt có thể chết người. Nhưng không phải con nào cũng biết làm việc ấy, mà chỉ có ong cái thôi. Mùa xuân và mùa hè, lũ ong cái bay ra khỏi tổ, và người đi săn ong rất dễ trở thành mục tiêu của chúng.

13-04-53_2
Thợ săn ong phải chờ đến đêm để bắt ong.

Vào dịp gần cuối năm trời lạnh dần, con cái ở tổ chuẩn bị chống rét cho mùa đông và nhường quyền hoạt động cho các con đực. Khi đốt người, ong sử dụng đến một chiếc ngòi nhọn ở phần dưới bụng của chúng. Phần gốc ngòi gắn liền với tuyến nọc độc. Hễ chiếc ngòi nhọn đó cắm vào đâu là có nọc độc tràn vào. Bởi vậy khi bị ong đốt rất đau buốt.

Ngòi ong cũng chính là vòi đẻ trứng của chúng biến thành. Do đó, chỉ có ong cái mới có cơ quan này, còn ong đực thì không. Cũng vào thời điểm này, ong đực bay đi tìm ong cái để giao phối duy trì nòi giống. Nên nếu có gặp chúng cũng sẽ chẳng hề hấn gì cả. Như vậy, nói ong bắp cày không đốt người vào mùa thu chẳng qua là chỉ những con ong đực không có khả năng đốt người. Cách đơn giản để phân biệt hai giống là nhìn màu sắc phần đầu của chúng: ong cái có màu vàng, ong đực là màu trắng”.

Việc bắt ong phải thật cẩn thận, khi đi bắt ong đất, người ta phải chuẩn bị rất nhiều thiết bị bảo vệ. Mỗi người thường phải có mũ bảo hiểm, lưới trùm mặt, găng tay, ủng cao su, quần áo nilon, cuốc thuổng và bao lưới. Khi đốt tổ ong, không thể thiếu đuốc, rơm khô, lá khô.

Người thợ săn ong kinh nghiệm sẽ dễ dàng phát hiện cửa vào và cửa ra của ong. Chiếc ống nứa sẽ được đút sẵn một đầu vào bao, một đầu đút vào cửa ra của tổ ong. Ở cửa còn lại, người ta sẽ đốt lá hay rơm khô rồi quạt khói vào trong tổ. Đàn ong phát hiện bị tấn công sẽ đổ xô bay ra phía cửa ra, theo ống nứa lần lượt chui vào bao lưới.

Những con ong vừa đi kiếm mồi về thấy có kẻ lạ chắc chắn sẽ lao xuống tấn công đám thợ. Khi ấy, người thợ săn phải dùng cành cây tươi xua đuổi lũ ong và nhanh chóng thoát khỏi hiện trường. Thông thường, việc đốt ong phải diễn ra thật nhanh gọn để tránh sự tấn công của những con ong còn chưa về tổ.

13-04-53_3
Anh Toàn chia sẻ kinh nghiệm bắt ong.

“Cái giống này đốt vào đâu là vùng da đó thối đen, khi khô có thể rút ra một cục thịt to như đầu ngón út, sâu khoảng 1 đốt tay. Nếu ong đốt ở mu bàn tay thì cả cánh tay ấy sưng mọng nước như mắc bệnh phù nề, vừa ngứa vừa nhức buốt rất khó chịu”, anh Toàn nói rồi chìa cánh tay ra chỉ vào những vết thủng để lại sẹo sau những lần bị ong chích. Đó là bốn lần anh bị loài ong này tấn công, nhưng lần nhiều nhất cũng là hai vết đốt và “nhờ dùng lá thuốc ở rừng nên chỉ để lại sẹo, ngất lịm giữa rừng vài chục phút là tỉnh lại bò về nhà”.
 

III. Anh Toàn cho biết, loài ong bắp cày được lấy nhộng rồi bán cho người làm thuốc, nên giá ong đất rất cao. Một tổ ong đất to bằng nửa cái thúng, được bán với giá 200- 400.000 đồng, thậm chí lên đến cả triệu vì là “đặc sản rừng núi”. Mỗi tổ ong đất loại nhỏ cũng khoảng 1- 2kg, tổ to có khi lên tới 5-7kg.

Đi bắt ong bắp cày đôi khi cũng do may rủi, có lúc mất mấy ngày liền lang thang trên rừng mà vẫn công cốc, nhưng cũng có khi chỉ cần một buổi sáng lần hồi là đã tìm được tổ ong và rinh về chiến lợi phẩm. Tưởng làm nghề này “hái ra tiền”, vậy mà anh Toàn nét mặt buồn buồn cho biết: “Lần nào may mắn thì kiếm được vài trăm, còn đi về tay trắng là chuyện bình thường. Hại hơn là nhiều người phải trả giá quá đắt, có khi nguy hiểm đến tính mạng”.

Mùa bắt ong bắt đầu từ tháng 10 âm lịch và kéo dài khoảng 2 tháng, khi đó các tổ ong đều nhung nhúc ong già, ong non. Mỗi lần lấy tổ chủ yếu bắt nhộng, ong mẹ sau khi “chết lâm sàng” thì khoảng mười phút sau là tỉnh lại, khỏe mạnh và sinh sản bình thường!

13-04-53_4
Rượu ngâm ong bắp cày có chứa nhiều độc tố.
Một điều đặc biệt mà anh Toàn kể lại, mà nhiều nhóm săn ong bắp cày này thường làm, ấy là dùng hóa chất độc hại để bắt ong. Thợ ong vì non kinh nghiệm, lại muốn hốt cả tổ nên thường dùng bình xịt muỗi, thuốc trừ sâu để bắt. Khi xịt xong, ong say lả tả, thợ săn chỉ có việc bốc cả tổ bỏ vào túi lưới. Khi ong tỉnh lại, chúng bò lổm ngổm quanh tổ, rất bắt mắt người mua. Cái họa của phương pháp săn ong này là người dùng phải lĩnh hậu quả, vì thuốc xịt côn trùng, thuốc sâu ngấm vào con ong, thôi ra rượu gây ngộ độc.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm