| Hotline: 0983.970.780

'Đất võ' phát triển 3 vật nuôi chủ lực: [Bài 1] Phải công nghệ cao

Thứ Bảy 06/04/2024 , 07:33 (GMT+7)

Lộ trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, Bình Định xác định 3 giống vật nuôi chủ lực để tập trung phát triển theo hướng công nghệ cao là bò, heo, gà.

Phát huy lợi thế địa phương

Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, trong kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, Bình Định xác định 3 loại vật nuôi chủ lực là bò, heo, gà, những vật nuôi chủ lực có thế mạnh sẽ được tập trung phát triển trong thời gian đến.

Theo đó, đến năm 2025, tổng đàn bò thịt ở Bình Định sẽ đạt 330.000 con, trong đó, bò thịt chất lượng cao đạt 99.000 con, chiếm 30% tổng đàn, tỷ lệ bò lai đạt 93%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 49.999 tấn/năm. Bên cạnh đó, Bình Định đồng thời sẽ phát triển các hợp tác xã chăn nuôi bò gắn với liên kết tổ chức sản xuất, tiêu thụ.

Để kích thích người chăn nuôi, Bình Định tiếp tục triển khai chính sách phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao trong nông hộ giai đoạn 2021-2025, gắn với phát huy nhãn hiệu “Bò thịt chất lượng cao Bình Định”, nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi liên kết sản xuất bò thịt chất lượng cao.

Xúc tiến hình thành từ 1 đến 2 trang trại chăn nuôi bò thịt quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Đến năm 2025, tổng đàn bò thịt ở Bình Định dự kiến đạt 330.000 con. Ảnh: V.Đ.T.

Đến năm 2025, tổng đàn bò thịt ở Bình Định dự kiến đạt 330.000 con. Ảnh: V.Đ.T.

Cũng thời gian này, Bình Định sẽ nâng tổng đàn heo trên địa bàn từ 700.000 con hiện nay lên 900.000 con vào năm 2025 (không tính lợn con theo mẹ), sản lượng thịt heo tăng lên 160.000 tấn/năm.

Định hướng phát triển chăn nuôi heo của Bình Định chú trọng đến các giống cao sản theo hướng trang trại công nghiệp, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học. Theo đó, chăn nuôi heo trang trại công nghiệp chiếm trên 50%, trong đó, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chiếm 22%.

Song song, đàn gà ở Bình Định cũng sẽ tăng trưởng đến 10 triệu con vào năm 2025, trong đó, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao chiếm 35%. Trong phát triển đàn gà, Bình Định tập trung phát triển các giống gà hiện có, trong đó ưu tiên phát triển giống gà của Công ty Giống gia cầm Minh Dư hướng tới xuất khẩu.

“Bình Định sẽ đẩy mạnh chăn nuôi gà theo hướng trang trại công nghiệp, đảm bảo an toàn sinh học, gắn với xây dựng vùng an toàn dịch bệnh để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thịt, trứng có chất lượng cao, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Hình thành và nhân rộng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thịt, trứng gia cầm, hướng tới xuất khẩu”, ông Huỳnh Ngọc Diệp chia sẻ.

Định hướng phát triển chăn nuôi heo của Bình Định chú trọng đến các giống cao sản theo hướng trang trại công nghiệp. Ảnh: V.Đ.T.

Định hướng phát triển chăn nuôi heo của Bình Định chú trọng đến các giống cao sản theo hướng trang trại công nghiệp. Ảnh: V.Đ.T.

Hình thành các vùng an toàn dịch bệnh để xuất khẩu

Bên cạnh phát triển đàn, Bình Định còn chú trọng đến phát triển hệ thống quản lý chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, hệ thống giết mổ công nghiệp hiện đại, bảo đảm an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm gắn với chăn nuôi trang trại quy mô vừa và lớn.

Bình Định sẽ hình thành và nhân rộng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm heo hơi. Tiếp tục phát huy hiệu quả chuỗi liên kết cung ứng thịt lợn cho thị trường Đà Nẵng và xây dựng vùng chăn nuôi heo an toàn dịch bệnh tại huyện Hoài Ân.

Theo ông Võ Duy Tín, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hoài Ân, ngành chăn nuôi ở địa phương này chiếm đến 67,4% cơ cấu ngành nông nghiệp của toàn huyện, đặc biệt là đàn heo ở Hoài Ân luôn đứng đầu tỉnh Bình Định về tổng đàn và chất lượng.

Hiện, ở Hoài Ân có 32 trang trại chăn nuôi heo quy mô lớn, trong đó có 5 trang trại chăn nuôi công nghệ cao. 1.960 trang trại quy mô vừa và nhỏ áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng công nghệ trong xử lý môi trường.

Bình Định sẽ hình thành và nhân rộng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thịt, trứng gia cầm, hướng tới xuất khẩu. Ảnh: V.Đ.T.

Bình Định sẽ hình thành và nhân rộng các chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thịt, trứng gia cầm, hướng tới xuất khẩu. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Huỳnh Thanh Vương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hoài Ân, trong năm 2023, Công ty TNHH Sản xuất, chế biến thực phẩm Quy Nhơn đã có ý định đầu tư 1 nhà máy giết mổ động vật tập trung tại huyện Hoài Ân, đây là điều kiện để chăn nuôi heo ở Hoài Ân đi theo hướng an toàn, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Thế nhưng trong quá trình chuẩn bị các bước triển khai thực hiện dự án thì gặp vướng mắc.

Bởi, theo quy định về vệ sinh thú y, cơ sở giết mổ động vật tập trung phải nằm cách biệt với khu dân cư, trường học, bệnh viện, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường quốc lộ, sông, suối, nguồn cung cấp nước sinh hoạt… tối thiểu 500m. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế thì khoảng cách từ dự án đến khu dân cư nơi gần nhất chỉ khoảng 100m, nên không thể thực hiện được tại vị trí này.

“Chưa xây dựng được nhà máy giết mổ động vật tập trung, nhưng trong thời gian tới đây huyện Hoài Ân sẽ triển khai xây dựng Trung tâm tập kết mua bán động vật để thực hiện tốt công tác kiểm soát kiểm dịch vận chuyển trên địa bàn huyện”, ông Nguyễn Thanh Vương cho hay.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.