| Hotline: 0983.970.780

Đau xót những cái chết bằng lá ngón bởi nguyên nhân cỏn con

Thứ Năm 28/09/2017 , 15:02 (GMT+7)

Lá ngón trở thành nỗi ám ảnh của nhiều gia đình. Và khi nghĩ đến việc ngăn cản ý định nào đó của con trẻ, không ít ông bố, bà mẹ chùn bước.

Tự tử vì đòi cưới vợ hai không được

Nhìn vào di ảnh đứa con trai là Vừ Bá Dênh, ông Vừ Chờ Xồng, 52 tuổi tại bản Huồi Đun, xã Huồi Tụ (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) vẫn không thể tin đứa con của mình đã về với núi rừng khi mới bước vào lứa tuổi đẹp nhất của cuộc đời.

10-48-13_ong_xong_du_don_truoc_di_nh_con_tri_v_vo
Ông Xồng đau đớn trước di ảnh con trai và vợ

Trong suy nghĩ của ông, dường như Dênh chỉ đi chơi ném pao, đi tìm bạn tình ở bên kia những ngọn núi mờ sương của vùng biên viễn này. Ông day dứt khi nghĩ rằng, đứa con út của ông sẽ không tìm đến cái chết nếu vợ chồng ông tặc lưỡi cho qua, đồng ý với nguyện vọng cưới thêm vợ của nó. Ông tự hỏi lòng mình, ở bên kia thế giới, liệu thằng Dênh có còn oán hận ông vì không tác hợp cho tình yêu đôi lứa của chúng?

Dênh sinh năm 2002. Năm 2016, tức là mới 14 tuổi, Dênh đã bỏ học, theo đám trai bản bạn vượt nhiều con suối, khe nước, ngọn núi cao để đi tìm người yêu. Tiếng sáo mùa xuân, những cuộc đánh pao đã thôi thúc trai gái tìm đến với nhau. Trong đám bạn chơi có Già Y Xía ở bản Pù Khau, xã Nhôn Mai (Tương Dương), sinh năm 2000. Yêu tiếng sáo, tiếng khèn của Dênh, Xía đã chấp thuận để Dênh “bắt” mình về làm vợ. Dù biết chúng còn “trẻ con” nhưng thương con, sợ con nghĩ quẩn làm liều, ông Xồng và vợ đành đồng ý để chúng làm đám cưới.

Ở cái vùng thâm sơn cùng cốc này, dù bố mẹ chúng ít học, ít chữ nhưng cũng đủ để biết rằng, lũ trẻ chưa đến tuổi để được đăng ký kết hôn. Và vì thế, sau khi giết trâu, mổ lợn làm đám cưới linh đình, Dênh và Xía chính thức là vợ chồng dù pháp luật chưa thừa nhận. Với dân bản, như thế là đã trọn tình, trọn nghĩa và đúng với phong tục cưới hỏi của người Mông.

Làm vợ, làm chồng ở tuổi ăn chưa biết no, lo chưa tới, trong khi Xía phải bỏ học ở nhà tập tành công việc của một nàng dâu người Mông thì Dênh vẫn như con ngựa hoang phong tình rong ruổi vượt biết bao ngọn núi, con suối, con khe để đi tìm tình yêu mới.

Chỉ chưa hết một mùa rẫy, khi những khoảnh đồi mới bị đốt cháy nham nhở nhường chỗ cho lúa rẫy lên xanh, Dênh và Dà Y Trà ở bản Phà Chiếng, xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn) lại phải lòng nhau. Dù bố mẹ kịch liệt phản đối, Trà vẫn trốn nhà, vượt rừng để về nhà người yêu. Sau cơn say chếnh choáng men tình, vượt qua những ngọn đồi cao, những dốc lên xuống thăm thẳm, Dênh chợt nhớ ra rằng, mình đã có vợ. Và muốn có thêm một người vợ nữa, theo phong tục của người Mông Kỳ Sơn thì phải tổ chức đám cưới linh đình. Trên đường về nhà mình, Dênh gọi điện thoại về cho bố mẹ đẻ chuẩn bị giết trâu, mổ lợn làm lễ cưới. Không được bố mẹ đồng ý, Dênh và Trà đã tự tìm đến bi kịch của cuộc đời mình.

“Dênh nói đã tìm được người yêu rồi và đang trên đường về nhà để tổ chức đám cưới. Nhà ta không còn trâu bò, lúa trên nương rẫy chưa cho cái ăn, Dênh lại đã có vợ nên vợ chồng ta không ưng. Tưởng nói thế rồi Dênh từ bỏ ý định thì khoảng 12 giờ trưa, chiếc xe máy chạy vào đến trước nhà rồi tắt lịm. Dênh gục luôn trên xe, người con gái ngồi sau cũng ngả về phía trước, bất tỉnh. Biết chuyện không lành, cả bản cùng đưa lên trạm y tế xã cấp cứu nhưng Dênh không qua khỏi còn Trà được cứu sống”, ông Xồng nuốt nước mắt nhớ lại.

Với người Mông, tiễn một người về với núi rừng còn được tổ chức to hơn cả đám cưới. Ông Xồng cũng theo tục, mời thầy về nhà cúng 2 ngày 2 đêm, mổ 1 con bò, 2 con lợn để dân làng đến ăn phục vụ lễ cho người chết. Vì thế, món nợ vật chất đối với dân làng ngày một chồng chất, ông bà làm hai mùa rẫy mà vẫn chưa trả được.

10-48-13_bi_cm_cn_yeu_duong_l_ly_do_khien_tri_gi_nguoi_mong_tim_den_l_ngon
Trai gái người Mông

Từ khi Dênh chết, vợ cũ bỏ về nhà bố mẹ đẻ, Trà lấy chồng mới ở xã bên. Trong nhà ông Xồng chỉ còn hai vợ chồng già, ngày ngày lên rẫy. Căn nhà buồn rũ rượi, hoang lạnh thi thoảng lại nghe tiếng than vãn, thở dài của người mẹ. Ông Xồng có 7 người con nhưng chúng nay cũng có gia đình, không còn ở chung trong ngôi nhà ấy nữa.
 

Nguyên nhân cỏn con

Ở Nghệ An, dường như năm nào cũng có những vụ tự tử bằng lá ngón. Đa phần nạn nhân là người đồng bào dân tộc Mông ở các huyện miền núi cao như Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong.

Có những năm, tại vùng đất này ghi nhận tới gần 10 vụ tự tử bằng lá ngón. Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 2013, tại ba huyện biên giới Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong xảy ra ba vụ tự tử bằng lá ngón.

Tự tử bằng lá ngón đơn giản vì lo sợ một điều gì đó. Như vụ tự tử ngày 18/3/2013, tại bản Pha Lịch Phay, xã Đoọc Mạy, Kỳ Sơn. Sau khi đi uống rượu cùng trai bản đến say xỉn về, Già Bá C. (SN 1988) lôi vợ ra đánh.

Thấy C. đánh vợ tàn nhẫn, chị dâu lao vào can ngăn. Không những không nghe, C. cầm một con dao lao vào chém chị dâu phải đi khâu bốn mũi. Điều đáng buồn hơn, sau khi chém chị dâu bị thương, sợ bị công an bắt giữ nên C. đã vào rừng ăn lá ngón tự vẫn.

Cùng ngày, tại bản Yên Sơn, xã Tri Lễ, huyện biên giới Quế Phong, cũng do mâu thuẫn gia đình nên cháu Vi Văn C. (SN 1990) đã vào rừng ăn lá ngón tự tử.

Ngày 20/3, tại bản Cọc, xã Mai Sơn, huyện Tương Dương, do mâu thuẫn gia đình nên cháu Và B. N. (SN 1998) đã ăn lá ngón dẫn đến tử vong.

Những năm gần đây, tình hình tự tử bằng lá ngón tiếp tục diễn biến phức tạp. Ngày 12/2/2016, do bị gia đình cấm đoán vì chưa đủ tuổi kết hôn, Mùa Bá Thái, 18 tuổi và Xồng Y Khù, trú cùng bản đã ăn lá ngón, Thái chết trong rừng, Khù được cứu sống.

10-48-13_l_ngon_tro_thnh_noi_m_nh_cu_nguoi_mong_ky_son
Lá ngón trở thành nỗi ám ảnh của người Mông Kỳ Sơn

Sáng ngày 6/9, khi các em học sinh ở điểm trường bản lẻ Than Hón (thuộc trường Tiểu học Na Ngoi), xã Na Ngoi đến lớp học thì bị cô giáo nhắc nhở lỗi lấy đồ bên trường mầm non. Lúc này, 3 em (Xồng Bá D., Xồng Bá X. và Xồng Bá R., học sinh lớp 3) đứng lên nhận lỗi. Tuy nhiên, sau khi học xong sợ về bị cha mẹ mắng nên cả 3 em học sinh trên rủ nhau lên rẫy hái lá ngón ăn dẫn đến sự việc đau lòng nói trên.  

Khi không thấy các em đi học về, mọi người trong bản đi tìm kiếm thì phát hiện 3 em nằm bất tỉnh ở rẫy. Ngay lập tức, cả 3 học sinh được người thân đưa đi cấp cứu tại bệnh xá Đoàn Kinh tế quốc phòng 4.  

Tuy nhiên, do ăn lá ngón quá nhiều, nên em Xồng Bá D. đã tử vong trên đường đi cấp cứu, còn 2 em Xồng Bá X. và Xồng Bá R. đã qua cơn nguy kịch.  

Mới đây nhất, vào khoảng 14h ngày 19/9, Moong Văn H (SN 1997, ở bản Kim Đa xã Phà Đánh, Kỳ Sơn) bỏ nhà đi. Đến khoảng 6h sáng 20/9, người dân phát hiện thi thể H nằm ở dưới mép ta-luy Quốc lộ 16, đoạn đi qua địa phận bản Kèo Lực 2, xã Phà Đánh với nhiều biểu hiện do trúng độc lá ngón. Được biết, đây là lần thứ hai H tự tử.

Lá ngón là một loại dây mọc leo, thân và cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hoặc hơi tù, mép nguyên, bóng nhẵn, dài 7 - 12cm, rộng 2,5 - 5,5cm. Thành phần gây tử vong cho người trong loại cây này là các alkaloid chứa trong toàn bộ cây, độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Alkaloid trong lá ngón được hấp thu rất nhanh qua đường tiêu hóa chỉ từ 5 - 30 phút. Thời gian tử vong trung bình từ 1 - 7,5 tiếng.

 

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm