| Hotline: 0983.970.780

Đẩy mạnh chế biến nông sản gắn với phát triển thị trường tiêu thụ

Thứ Tư 21/12/2022 , 20:14 (GMT+7)

QUẢNG NINH UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 260/KH-UBND về phát triển chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản gắn với thúc đẩy phát triển thị trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh đã có bước tiến rõ rệt với việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa. Hiện một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã ứng dụng các công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản như Công ty Bavabi (huyện Vân Đồn), Công ty Cổ phần Thủy sản BNA Ba Chẽ..., đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.

Mặc dù Quảng Ninh có nhiều lợi thế về phát triển nông, lâm, thủy sản, tuy nhiên, lĩnh vực này chưa phát huy được hết thế mạnh vốn có. Để đưa các sản phẩm nông sản của tỉnh vươn xa hơn, nhất là tiến đến xuất khẩu thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường phương tây, các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực giúp các doanh nghiệp đổi mới, hoàn thiện sản phẩm và kết nối thị trường xuất khẩu.

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua cầu phao tạm Km3+4 (TP Móng Cái, Quảng Ninh). Ảnh: Nguyễn Thành.

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua cầu phao tạm Km3+4 (TP Móng Cái, Quảng Ninh). Ảnh: Nguyễn Thành.

Tháng 11/2022, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 260/KH-UBND về phát triển chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản gắn với thúc đẩy phát triển thị trường đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, để tạo liên kết chuỗi từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến lưu thông, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm lợi thế của tỉnh; nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường bền vững.

Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, tốc độ gia tăng giá trị lĩnh vực chế biến nông sản bình quân đạt 6-7%/năm; tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao đạt trên 15%; tổn thất sau thu hoạch các nông sản chủ lực giảm từ 0,3-0,5%/năm; tăng từ 20-30% cơ sở chế biến nông sản đảm bảo đúng quy định về an toàn thực phẩm, có áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến HACCP, ISO... đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Đến năm 2030, tốc độ gia tăng giá trị hàng nông sản qua chế biến đạt 7-8%/năm; tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao đặt trên 30%; 100% cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, bán công nghiệp được ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm; 100% cơ sở sơ chế, chế biến sâu các sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu đạt trình độ, năng lực công nghệ trung bình khá trở lên; hình thành, hỗ trợ phát triển khoảng 15 khu/cơ sở chế biến nông sản gắn với chuỗi giá trị, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Công ty Cổ phần Thủy sản BNA Ba Chẽ là một trong số ít doanh nghiệp đầu tư cơ sở hiện đại về chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh: Nguyễn Thành.

Công ty Cổ phần Thủy sản BNA Ba Chẽ là một trong số ít doanh nghiệp đầu tư cơ sở hiện đại về chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh: Nguyễn Thành.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, toàn tỉnh hiện có trên 400 cơ sở sơ chế, chế biến nông sản. Thông qua việc đầu tư khoa học - công nghệ, giá trị các mặt hàng nông sản đã nâng lên rõ rệt. Nhiều nông sản, nhất là sản phẩm OCOP, sản phẩm có thế mạnh của tỉnh, ngày càng đứng vững, vươn ra các thị trường lớn nhờ đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chế biến, bảo quản.

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng hiện nay việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản vẫn chưa thực sự tương xứng với quy mô phát triển của ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, khả năng chế biến đối với một số lĩnh vực nông nghiệp có thế mạnh, như thủy sản, chăn nuôi, cây ăn quả... còn hạn chế, công suất chế biến chưa đáp ứng được nhu cầu. Một số doanh nghiệp chế biến nông sản còn hạn chế về vốn, công nghệ, thiết bị, lao động có tay nghề cao, năng lực quản lý...

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ninh, cho biết, để triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra, thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp quan trọng.

Trong đó, sẽ rà soát, hoàn thiện, thực hiện chính sách về phát triển chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp; nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông sản chế biến; phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho chế biến và phát triển thị trường; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản là một trong những nội dung quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời là một trong những giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán được mùa nhưng mất giá trong sản xuất nông nghiệp.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.