| Hotline: 0983.970.780

Dạy nghề nông thôn: Cầm tay chỉ việc, nông dân mau thành thạo

Chủ Nhật 15/10/2023 , 21:59 (GMT+7)

Kiên Giang Giảng viên dạy nghề nông thôn đã kết hợp giữa lý thuyết và trực tiếp cầm tay chỉ việc, hướng dẫn thực hành ngay trên đồng ruộng, trang trại giúp nông dân mau thành thạo.

Học lý thuyết gắn với thực hành tại chỗ

Một ngày giữa tháng 9, nhiều nông dân ở ấp Vàm Răng, xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang tạm gác lại việc đồng áng để cùng nhau đi học nghề. Mặc dù việc cày, việc cuốc, trồng trọt, chăn nuôi tay vốn quen làm nhưng khi được đến lớp dạy nghề nông thôn, được giảng viên hướng dẫn họ mới nhân ra nhiều cái mình làm chưa đúng, làm tăng chi phí, giảm hiệu quả.

Các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn do Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang mở, luôn có đông học viên nông dân tham gia, giúp nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, nâng cao thu nhập ở nông thôn. Ảnh: Trung Chánh.

Các lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn do Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang mở, luôn có đông học viên nông dân tham gia, giúp nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, nâng cao thu nhập ở nông thôn. Ảnh: Trung Chánh.

Lớp học do Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang mở, đào tạo nghề ngắn hạn về kỹ thuật chăn nuôi heo và phương pháp phòng trị bệnh, đối tượng học nghề là nông dân có nhu cầu về phát triển chăn nuôi heo tại nông hộ hoặc tham gia trang trại chăn nuôi tại địa phương. Thời gian học kéo dài gần 1 tháng, với thời gian thực học là 188 giờ. Trong đó có khoảng hơn 1/3 thời gian là học lý thuyết, còn lại là thực hành và thi lấy chứng chỉ nghề.

Theo đó, các học viên nông dân sẽ được tiếp thu những kiến thức chung về phát triển chăn nuôi heo, biết được cách thiết kế chuồng trại chăn nuôi. Các phương pháp lựa chọn và lai tạo một số giống heo có khả năng cho thịt cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Biết được quy trình phòng bệnh trên heo, vệ sinh môi trường chăn nôi, sử dụng vacxin và dùng thuốc thú y điều trị một số bệnh phổ biến ở heo. Đặc biệt, lớp học chú trọng đến thực hành kỹ thuật chăm sóc đàn heo theo từng theo từng giai đoạn phát triển, kỹ thuật tiêm vacxin, thuốc điều trị bệnh, cách đỡ đẻ đối với nuôi heo nái sinh sản.

Bà Nguyễn Thị Lướt, Phó Trưởng phòng Phòng Thông tin Huấn luyện và Hợp tác - Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, từ đầu năm đến nay Trung tâm đã khai giảng 7 lớp dạy nghề nông thôn với nội dung: Kỹ thuật nuôi tôm lúa, Kỹ thuật trồng lúa chất lượng cao, Kỹ thuật chăn nuôi gà và phương pháp phòng trị bệnh, Kỹ thuật trồng củ cải, Kỹ thuật chăn nuôi heo và phương pháp phòng trị tại huyện Gò Quao, An Minh, TP Rạch Giá và Hòn Đất.

Nông dân được đào tạo nghề

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Kiên Giang, trong giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh dành 22,8 tỷ đồng từ nguồn kinh phí 3 chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 để triển khai các chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho 12.000 lao động nông thôn.

Nguồn kinh phí trên được phân bổ về các huyện, thành phố thực hiện đề án đào tạo nghề nông nghiệp cho người lao động. Đối tượng được đào tạo nghề là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp nhằm giảm nghèo bền vững. Mục tiêu đến năm 2025, tỉnh Kiên Giang phấn đấu nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 55%, góp phần tạo việc làm ổn định cho người lao động và nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn.  

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giảng viên luôn kết hợp giữa lý thuyết và trực tiếp cầm tay chỉ việc, hướng dẫn thực hành ngay trên đồng ruộng, trang trại giúp nông dân mau thành thạo. Ảnh: Trung Chánh.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giảng viên luôn kết hợp giữa lý thuyết và trực tiếp cầm tay chỉ việc, hướng dẫn thực hành ngay trên đồng ruộng, trang trại giúp nông dân mau thành thạo. Ảnh: Trung Chánh.

Về chính sách hỗ trợ, người lao động học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng được miễn phí 100% chi phí đào tạo. Riêng người học nghề thuộc đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo… được hỗ trợ thêm các khoản như tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học, tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên…

Các học viên sẽ được lựa chọn đăng ký học một số ngành nghề liên quan đến các chương trình, đề án mà ngành nông nghiệp đang chủ trì như quản lý hợp tác xã nông nghiệp, nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực, phát triển sản phẩm OCOP, sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc vùng miền, gắn với du lịch nông nghiệp nông thôn... Ngoài ra, chương trình dạy nghề nông thôn sẽ có thêm một số nghề mới, thu hút nhiều lao động như dịch vụ sơ chế, bảo quản nông sản, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kinh doanh nông nghiệp.

Chính sách đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp bền vững trong công tác giảm nghèo và đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới. Kết quả sau đào tạo nghề và liên kết tư vấn, giải quyết việc làm 9 tháng năm 2023, toàn tỉnh Kiên Giang đã có gần 30.000 lao động có việc làm.

Xem thêm
Những thực phẩm hàng đầu Hà Nội tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024

Sở NN-PTNT Hà Nội phối hợp với Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia sẽ tổ chức đoàn xúc tiến thương mại tham gia hội chợ Foodservice Australia 2024 tại Sydney.

NESCAFÉ Plan giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính tới 30%/kg cà phê

Chương trình NESCAFÉ Plan được Nestlé Việt Nam triển khai tại Tây Nguyên trên cơ sở hợp tác với Bộ NN-PTNT nhằm hỗ trợ nông dân trồng cà phê thực hành nông nghiệp tái sinh.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.