| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Heo rừng nuôi bằng thảo dược hút hàng

Thứ Năm 24/10/2019 , 16:09 (GMT+7)

Tại ĐBSCL giá thịt heo rừng nuôi bằng thảo dược tăng gấp đôi và hút hàng trên thị trường.

 Nuôi heo rừng nuôi bằng thảo dược giá bán đang tăng cao ở ĐBSCL. 

Theo nhận định của người nuôi, vì lý do xuất hiện dịch bệnh heo Châu Phi bùng phát và kéo dài làm người dân e ngại tái đàn dẫn đến nguồn cung khan hiếm giá heo tăng cao.

Giá thịt heo rừng hơi được thương lái thu mua tại hộ dân giá từ 130.000 – 145.000 đồng/kg, heo thịt làm sẳn bán tại chợ 190.000 – 200.000 đồng/kg, còn heo rừng bán tại siêu thị giá 220.000 – 230.000 đồng tăng từ 30-40% so với cùng kỳ năm rồi.

Ông Đoàn Phan Dinh, GĐ Cty TNHH Thương mại – Dịch vụ Heo Rừng miền Tây cho biết: Cty mỗi năm nuôi gần 1.000 con để cung cấp chọ thị trường. Ngoài ra Cty còn liên kết với nông dân các tỉnh ĐBSCL đưa giống heo chất lượng đến cho người nuôi. Sau đó sẽ cho người tư vấn kỹ thuật đến từ hộ nuôi hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh và theo dõi qua hệ thống camera giám sát từ xa, cách thức cho ăn, tiêm phòng vắc xin. Khuyến cáo nuôi heo trên đệm lót sinh học và cho ăn bằng thảo dược như đinh lăng, chùm ngây, bìm bịp, kim tiền, tam thất, sâm đất… Cty thu mua lại heo thịt của bà con với giá cao hơn so với giá thị trường khoàng 10.000 -12.000 đồng/kg.

Theo anh Dinh, người tiêu dùng đang quay sang ăn thịt heo rừng nuôi bằng thảo dược, vì thịt thơm ngon và có lợi cho sức khỏe. Cty Heo Rừng miền Tây mỗi ngày cung cấp ra thị trường hàng chục con heo sạch, nhưng sản lượng không đủ đáp ứng. Dự kiến tết năm nay nguồn heo rừng sạch của Cty trở nên khan hiếm.

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất