| Hotline: 0983.970.780

Nuôi heo rừng an toàn bằng thảo dược

Thứ Ba 09/07/2019 , 13:10 (GMT+7)

Anh Đoàn Phan Dinh, ở ấp An Hòa, xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) nuôi heo rừng cho ngủ trên đệm lót sinh học và ăn cây thảo dược.

 Anh Dinh đang tăng cường cho heo rừng ăn các loại thảo dược để có sức đề kháng tốt. Ảnh: Trọng Linh.

Nuôi heo hiện nay ở ĐBSCL đang trong tâm bão dịch tả, vậy mà trang trại gần 300 con heo rừng của anh Đoàn Phan Dinh, ở ấp An Hòa, xã An Khánh, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) sống khỏe không bị dịch bệnh nhờ cách nuôi theo khoa học cho heo ngủ đệm lót sinh học và ăn thảo dược.

Anh Dinh chia sẻ, từ khi ĐBSCL xuất hiện dịch tả heo Châu Phi ở diện rộng làm tôi rất lo lắng không ăn ngủ được, không biết bệnh xuất hiện lúc nào ở đàn heo rừng nuôi của mình. Chính vì vậy anh nhận ra ý thức “phòng bệnh sẽ tốt hơn là trị bệnh” từ đó trang trại hơn 2.000m2 của anh khép kín không cho người lạ ra vào.

Người chăm sóc heo đảm bảo đồng phục, áo, quần, ủng, khẩu trang khi ra vào chuồng heo. Để đảm bảo an toàn, không cho lây bệnh từ bên ngoài vào chuồng trại anh luôn tuân thủ mỗi ngày phun thuốc sát trùng 3-4 lần, kết hợp rải vôi xung quanh.

Cái khác lạ mô hình của anh Dinh, là dành riêng 1 công đất chuyên trồng các loại rau thảo dược như đinh lăng, lược vàng, tam thất, chùm ngây, bìm bịp…để hái vào cho heo ăn giúp tiêu hóa tốt và tăng cường sức đề kháng.

Đặc biệt, bệnh này lây từ nhiều nguồn, nên anh không cho heo ăn các loại nông sản thừa ở bên ngoài, cũng không cho heo ăn cộng lục bình cắt từ sông rạch mang lên. Không cho heo uống nước sông mà chuyển sang uống nước máy hoặc nước giếng. 

Cho heo ăn các loại thức ăn từ bả hèm, tấm cám, các loại được nấu chín và các loại cây trồng xung quanh trong vườn nhà như chuối cây, rau muốn, rau lang.

Bên cạnh đó anh áp dụng toàn bộ trại heo rừng nuôi trên đệm lót sinh học và tuân thủ tiêm phòng dịch bệnh theo định kỳ cho đàn heo. Nhờ cách nuôi đó đến giờ anh Dinh khẳng định, đàn heo của các hộ dân nuôi trong xóm có dịch tả heo Châu Phi phải đem đi tiêu hủy, nhưng ngược lại trại heo của anh an toàn.

Tính đến nay trại heo của anh khỏe mạnh và chưa có con heo nào bị bệnh dịch tả heo Châu Phi, đồng thời anh xuất bán heo đều đặn khi có khách đặt mua.

Mô hình nuôi heo rừng trên đệm lót sinh học và cho ăn thức ăn thảo dược. Ảnh: Trọng Linh.

Anh Dinh kể, tôi sinh ra là đã mê heo, nhắc đến heo tôi nói từ sáng đến chiều cũng chưa hết chuyện tâm quyết với heo. Chính vì vậy học hết cấp 2, nên quyết tâm thi vào ĐH ngành Chăn nuôi thú y. Khi ra trường là về nhà lập nghiệp mở trại nuôi heo liền, đặc biệt chọn heo rừng lai. 

Do ban đầu ít vốn và chưa có kinh nghiệm nhiều nên chỉ nuôi gần chục con heo rừng theo dạng thả rông sống hoan dã với diện tích vài trăm mét, sung quanh có bao lưới bê 40 không cho heo ra ngoài. Lúc đó heo rừng là đối tượng nuôi khá mới ở địa phương, nhưng lại dùng cách rất cổ điển để làm, nên chi phí không cao, ai cũng làm được.

Mỗi năm thu nhập nuôi heo rừng liên kết của anh Dinh lãi hơn 1 tỷ đồng. Ảnh: Trọng Linh.

Nhờ cách nuôi đó mà đến nay, đàn heo của anh Dinh phát triển đã tăng lên khoảng 300 con lớn nhỏ với diện tích 2 công đất nuôi chuồng kết hợp nuôi thả lang, trong đó có 70 con heo nái cho sinh sản quanh năm. Trung bình mỗi tháng anh Dinh xuất bán khoảng 100 con heo giống và heo thịt.

Không dừng ở việc mở trang trại nuôi heo mà anh còn đứng ra liên kết các hộ dân chăn nuôi heo rừng ở 13 tỉnh thành ĐBSCL, cung cấp giống, kỹ thuật và cuối cùng bao tiêu heo cho nông dân. Bình quân 1 tháng anh thu mua khoảng 200 con để giao bán cho các quán ăn và nhà hàng ở các tỉnh miền Tây và TP.HCM. Bình quân, mỗi năm từ nguồn nuôi heo liên kết và trại sản xuất heo của anh cho thu nhập khoảng 1 tỷ đồng.

Từ thành công trên, năm 2016 anh Đoàn Phan Dinh đã thành lập Cty TNHH TM-DV Heo Rừng, được ngành kiểm lâm tỉnh Đồng Tháp cấp phép do chính anh làm giám đốc. Thực hiện ước mơ là liên kết nuôi heo rừng sạch và đồng hành cùng người nông dân làm giàu theo phương châm người nuôi có lời, người ăn có lợi.

Hiện nay mô hình liên kết nuôi heo rừng sạch và đồng hành cùng người nông dân làm giàu ở ĐBSCL. Ảnh: Trọng Linh.

Theo lý giải của anh Dinh, hiện nay dịch tả heo Châu Phi hoành hành làm mất lòng tin của người tiêu dùng, giá heo không ổn định, đầu ra có thể gặp khó… chính vì vậy anh đã mạnh dạn tổ chức lại sản xuất tại gia đình, anh Dinh quyết định mở rộng sản xuất thông qua việc tìm kiếm một cách làm ăn mới, đưa giống heo chất lượng đến với nông dân.

Anh bán heo giống cho người nuôi, sau đó sẽ cho người tư vấn kỹ thuật đến từ hộ nuôi hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh. Lắp hệ thống camera miễn phí cho các hộ dân nhằm để theo dõi qua giám sát từ xa, cách thức cho ăn, tiêm phòng vắc-xin… Thu mua lại heo thịt hoặc heo giống với giá cao hơn so với giá thị trường vài chục ngàn đồng/kg.

Bình quân mỗi hộ nuôi heo rừng liên kết, đầu tư vốn ban đầu khoảng 17-20 triệu đồng (chuồng và con giống thường 3 cái 1 đực) nuôi trong vòng 18 tháng thu lãi khoảng 50-60 triệu đồng.

Đặc biệt, Cty Heo Rừng cam kết, sau 3 năm nuôi, người dân không sinh lợi, có quyền trả lại heo và lấy tiền đã đầu tư về. Từ những cam kết rất thực tế trên, đến nay toàn vùng ĐBSCL đã có gần 500 hộ tham gia mô hình với anh, trong đó có gần 3.000 con heo nái đang cho sinh sản quanh năm.

Định hướng phát triển của anh Dinh, sẽ tiếp tục mở rộng liên kết và bao tiêu sản phẩm cho người dân cả ĐBSCL. Bên cạnh đó, anh đang hoàn thành các thủ tục nuôi heo hướng VietGap. Đảm bảo nuôi heo rừng theo tiêu chí sạch từ chuồng nuôi đến bàn ăn và không gây ảnh hưởng môi trường. 

Anh Dinh trồng cây thảo dược để phục vụ cho heo ăn. Ảnh: Trọng Linh.

Không dừng ở đó anh Dinh còn mở các cửa hàng cung cấp heo sạch ở khắp các tỉnh ĐBSCL, và còn ra các sản phẩm thịt heo đóng gói như thịt heo tươi ướp gia vị, heo quay, xong khói, gác bếp, thịt heo rừng một nắng.

Xem thêm
Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.