| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Nuôi tôm sú hay tôm thẻ?

Thứ Năm 04/02/2010 , 09:10 (GMT+7)

Đang là thời điểm cải tạo ao đầm chuẩn bị cho vụ tôm nuôi chính năm 2010 của nông dân các tỉnh ĐBSCL nên giờ đây đi đâu cũng nghe bà con hỏi nhau “thả tôm sú hay tôm thẻ?”.

Đang là thời điểm cải tạo ao đầm chuẩn bị cho vụ tôm nuôi chính năm 2010 của nông dân các tỉnh ĐBSCL nên giờ đây đi đâu cũng nghe bà con hỏi nhau “thả tôm sú hay tôm thẻ?”.

Tại lớp tập huấn kỹ thuật nuôi tôm ở xã Đồng Sơn-huyện Gò Công Tây (Tiền Giang), một bác nông dân nuôi tôm đứng lên hỏi: “Thưa cán bộ, vụ tôm 2010 này, chúng tôi nên nuôi tôm sú hay tôm thẻ để bán được giá?”. Đây là một câu hỏi rất thường nghe nhưng rất khó trả lời, không chỉ đối với người nuôi tôm mà cả đối với cơ quan quản lý. 

Hiệu quả: Tôm thẻ nhỉnh hơn?

Năng suất nuôi tôm chân trắng (TTCT) hiện nay khá cao, bình quân 9-10 tấn/ha/vụ. Giá bán tôm chân trắng nguyên liệu thấp hơn tôm sú nhưng do thời gian nuôi ngắn hơn nên xu hướng người nuôi chuyển dần diện tích nuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng. Nuôi tôm sú công nghiệp rất khó đạt được kích cỡ dưới 40 con/kg, thường chỉ đạt từ 40-70 con/kg, với kích cỡ này thì giá bán thương phẩm cũng không cao. Với tôm chân trắng cỡ 100 con/kg hiện nay bán được 68.000-72.000 đồng/kg. Như vậy, so với giá thành thì người nuôi có thể lãi từ 15.000-20.000 đồng/kg.

Theo tính toán của những người nuôi tôm, từ giá thành và giá bán tôm nguyên liệu của tôm sú và tôm chân trắng, người nuôi có thể thu được lợi nhuận trên một kg tôm của 2 loại là tương đương nhau.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các địa phương, nuôi tôm chân trắng có thể với mật độ cao hơn 2-3 lần so với tôm sú; hệ số thức ăn thấp hơn; thời gian nuôi ngắn hơn và hiện tại bệnh trên tôm chân trắng cũng ít hơn bệnh trên tôm sú. Vì vậy, người nuôi có xu hướng chuyển từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm chân trắng.

Theo các chuyên gia thủy sản, một trong những lợi thế của tôm thẻ chân trắng là thời gian thu hoạch nhanh, từ khi thả tôm đến khi thu hoạch chỉ 70 - 80 ngày. Do vậy, có thể quay vòng đến 3 vụ nuôi/năm. Giá thành sản xuất 1kg tôm thẻ chân trắng từ 36.000 - 38.000 đồng. Với giá thị trường hiện nay, người nuôi tôm thẻ chân trắng lãi trên 18.000 đồng/kg (tức lãi trên 42% so với đồng vốn bỏ ra). Nếu một năm nuôi được 3 vụ "trơn tru" thì cộng vốn, lãi suất, người nuôi tôm thẻ sẽ lãi đến trên 120%. Trong khi đó, con tôm sú mỗi năm chỉ nuôi được 1 vụ. Giá thành để nuôi được 1kg tôm sú từ 70.000 - 80.000 đồng. Với giá tôm sú hiện nay thì người nuôi nếu trúng cũng chỉ thu lãi trên 30%/năm.

Nỗi lo về dịch bệnh, chất lượng giống

Bộ NN-PTNT đã có quy định về điều kiện sản xuất giống, nuôi TTCT (ban hành kèm theo Quyết định số 456/QĐ-BNN-NTTS ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT).

Theo đó, đối với các tỉnh Nam Bộ (Đông Nam bộ và ĐBSCL) nuôi TTCT phải theo hình thức thâm canh và nằm trong vùng quy hoạch của địa phương; hệ thống cấp và thoát nước trong cơ sở nuôi phải được bố trí riêng để tránh gây ô nhiễm... Tuy nhiên, theo các tỉnh ĐBSCL, quy định này về lâu dài thì phù hợp, nhưng trong thời điểm hiện nay, vùng nuôi TTCT khó có thể cách ly với vùng nuôi tôm sú để kiểm soát về dịch bệnh, môi trường...

Năm 2003, Bộ Thủy sản (cũ) đã có văn bản nghiêm cấm việc sản xuất giống và nuôi TTCT lẫn với tôm sú tại các tỉnh ĐBSCL. Bởi nhược điểm lớn nhất của TTCT là bị nhiều loại dịch bệnh, việc nhập lậu tôm bố mẹ, tôm giống (post) qua biên giới bằng đường bộ vốn rất phức tạp và khó kiểm soát làm kết quả nuôi không ổn định, hiện tượng tôm nhiễm bệnh xảy ra... điều này tiếp tục là nỗi lo lắng của các tỉnh ĐBSCL trong mùa vụ tới.

Hiện nay, con giống TTCT chủ yếu được sản xuất từ các tỉnh miền Trung. Nhưng theo ngành chức năng của tỉnh Khánh Hòa, việc kiểm tra nguồn TTCT giống bố mẹ cực kỳ khó khăn. Bởi tôm bố mẹ ngoài việc được nhập vào tỉnh theo đường bộ còn được chuyên chở bằng đường máy bay; các cơ sở sản xuất giống thu mua tôm bố mẹ ở người nuôi rồi tiến hành cho nhân giống... không kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng tôm bố mẹ khiến chất lượng con giống thả nuôi không đồng đều, kém chất lượng, ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi TTCT.

Mặc dù hầu hết mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đều gặt hái thành công, nhưng lãnh đạo các địa phương và những người có kinh nghiệm nuôi tôm ở ĐBSCL vẫn còn e ngại. Đã và đang diễn ra những "cuộc chiến" âm thầm giữa người nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng tại một số địa phương. Điển hình là ở vùng giáp ranh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng. Chỉ cách nhau một con đường nhỏ, nhưng trong khi phía bên Sóc Trăng đã nuôi tôm thẻ chân trắng từ nhiều năm nay thì phía Bạc Liêu, người nuôi con tôm này gặp sự phản ứng quyết liệt từ chính quyền và đặc biệt là những người nuôi tôm sú lâu năm. Hay trong cùng một tỉnh như tỉnh Tiền Giang, thì trong vụ nuôi năm 2009, xã Phước Trung 100% số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, trong khi đó xã Vàm Láng cùng thuộc huyện Gò Công Đông - thì tất cả các hộ lại nuôi tôm sú.

Xem thêm
Dân đeo khẩu trang đi ngủ vì trại lợn 30.000 con

THANH HÓA Trại lợn của Công ty Agri-Vina lại gây thối, khiến nhiều người dân tại xã Tân Phúc, thị trấn Lang Chánh mất ăn mất ngủ.

Vây bắt đàn chó liên quan bé gái 10 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Bé gái 10 tuổi ở Xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) tử vong với những triệu chứng nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn, cơ quan chức năng đang vây bắt đàn chó để xét nghiệm.

Gia Lai có thêm 5 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

Gia Lai vừa có thêm 2 mã số vùng trồng và 3 mã số cơ sở đóng gói, nâng tổng số lên 227 mã số vùng trồng và 38 mã số cơ sở đóng gói.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.