Mô hình vườn ao chuồng (VAC) đã phát triển nhanh chóng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của người dân Việt Nam. Tuy nhiên mặt trái của mô hình VAC đã có tác động xấu đến môi trường. Chất thải từ vật nuôi và ao cá đã gây ô nhiễm nguồn nước với nồng độ cao của ammonium và phosphate.
Trước thực trạng này, một số chuyên gia nghiên cứu thuộc Khoa nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần thơ đã có cuộc khảo sát tại xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, Hậu Giang cho thấy, yếu tố vườn gần như bị lãng quên trong mô hình VAC của nông hộ tại vùng nghiên cứu.
Tỷ lệ chất thải của heo thay đổi theo trong lượng heo. Đối với heo giống từ 30-36 ngày tuổi, mỗi ngày thải ra 1,5-2,5kg chất thải. Heo thịt 60-220 ngày tuổi, mỗi ngày thải ra 4-5 kg. Heo nái 1 năm tuổi trở lên mỗi ngày thải ra khoảng 6,5-8,5 kg.
Và các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo: Mô hình VAC giúp cho người nông dân đạt được lợi ích về môi trường mà không làm giảm thu nhập từ nuôi cá, đó là: với số lượng 5 heo nái, trọng lượng 100kg/con sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho một ao cá rô phi với mật độ 2 con/m2, trong một ao đất 200m2, chế đột hay nước 2 lần/tháng, mỗi lần 50% thể tích nước ttong ao. Nồng độ đạm từ chuồng nuôi heo cung cấp đủ cho sự phát triển của cá và hàm lượng đạm, lân dư thừa trong ao cá đạt tiêu chuẩn môi trường khi đưa vào nguồn nước mặt.